Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đến khi nào?

Trợ cấp tuất hằng tháng là một khoản thu nhập ổn định góp phần bảo đảm cuộc sống cho thân nhân người lao động. Theo quy định, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đến khi nào?


1. Trường hợp nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Theo khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người thân của người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Con của người lao động:

+ Con chưa đủ 18 tuổi.

+ Con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.

+ Con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.

- Vợ hoặc chồng của người lao động không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở:

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên.

+ Vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi, đồng thời bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở:

+ Nam từ đủ từ đủ 60 tuổi trở lên hoặc dưới 60 tuổi mà bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.

+ Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc dưới 55 tuổi mà bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.

Lưu ý: Trợ cấp tuất hằng tháng chỉ áp dụng với thân nhân của những người lao động sau:

- Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần.

- Đang hưởng lương hưu.

- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm lao động từ 61% trở lên.


2. Trợ cấp tuất hằng tháng được chi trả đến khi nào?

Hiện nay pháp luật không có điều khoản nào quy định cụ thể về thời hạn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Tuy nhiên, khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất, Mục 4a của Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH có quy định:

4. Về chế độ tử tuất:

a) Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất thì thực hiện như sau:

- Chưa đủ 18 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.

Như vậy, khi người lao động tham gia BHXH chết, con dưới 18 tuổi của người đó chỉ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm 18 tuổi.

Trong khi đó, các trường hợp còn lại (con từ 18 tuổi bị suy giảm lao động từ 81%, vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang nuôi dưỡng) sẽ được nhận tiền trợ cấp tuất hằng tháng đến khi người đó qua đời.


3. Cách tính mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

Căn cứ Điều 68 Luật BHXH 2014, mức trợ cấp tuất hằng tháng dành cho thân nhân người lao động được tính như sau:

- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Mức trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở = 70% x 1,49 triệu đồng = 1.043.000 đồng/tháng

- Nhân thân thuộc trường hợp còn lại:

Mức trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở = 50% x 1,49 triệu đồng = 745.000 đồng/tháng

Lưu ý:

- Với mỗi người lao động chết, cơ quan BHXH chỉ giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng cho tối đa 04 người thân.

- Trường hợp có từ 02 người lao động chết thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ.

- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng là từ tháng liền kề sau tháng mà người chết. Riêng trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai, trợ cấp tuất hằng tháng của con sẽ được trả từ tháng con được sinh.

Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đến khi nào?” Nếu còn vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ tử tuất, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Chế độ tử tuất: Đối tượng, điều kiện và mức hưởng

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?