Tăng hàng loạt khoản trợ cấp cho người lao động từ 1/7/2019

Ngày 01/7/2019 là ngày vui chung của toàn bộ công chức, viên chức và người lao động trên cả nước khi Nghị định 38/2019/NĐ-CP có hiệu lực. Theo đó, hầu hết các khoản trợ cấp xã hội đều đồng loạt tăng lên.

Từ ngày 01/7/2019, lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng thay vì 1,39 triệu đồng/tháng như trước đây. Do đó, không ít khoản theo chế độ bảo hiểm dành cho người lao động dựa trên mức lương này cũng tăng trợ cấp từ 1/7/2019 này. Cụ thể:

Stt

Chế độ

Mức tiền

Căn cứ

A

Chế độ ốm đau

1

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Mỗi ngày nghỉ được hỗ trợ 30% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng/tháng

Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

B

Chế độ thai sản

1

Trợ cấp một lần khi sinh con

Xem thêm…

Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:

1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì cha được hưởng khoản trợ cấp này.

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Mỗi ngày nghỉ được hỗ trợ 30% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

C

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1

Trợ cấp một lần (suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%)

Suy giảm 5% thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 5 = 7,45 triệu đồng (mức tối thiểu)

Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2

Trợ cấp hàng tháng (suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)

Suy giảm 31% thì hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng/tháng (mức tối thiểu)

Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

3

Trợ cấp phục vụ (suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần)

Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng/tháng

Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

4

Trợ cấp một lần khi chết

Thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 36 = 53,64 triệu đồng

Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

5

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật

Nếu nghỉ tại gia đình, mức hưởng mỗi ngày bằng 25% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 25% = 372.500 đồng/ngày

Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, mức hưởng mỗi ngày bằng 40% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 40% = 596.000 đồng/ngày

Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

D

Chế độ hưu trí

1

Lương hưu hàng tháng của người chỉ tham gia BHXH bắt buộc

Trừ người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và lao động nữ làm việc ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ việc có đủ 15 - 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi, thì mức lương hưu hàng tháng thấp nhất cho người đủ điều kiện hưởng bằng mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng/tháng

Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2

Lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Trừ người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì người có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên được hưởng mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng/tháng

Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

E

Chế độ tử tuất

1

Trợ cấp mai táng

Mức trợ cấp mai táng cho người đủ điều kiện hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 10 = 14,9 triệu đồng

Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2

Trợ cấp tuất hàng tháng

Mỗi thân nhân được hưởng 50% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 50% = 745.000 đồng/tháng

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 70% = 1,043 triệu đồng/tháng

Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

3

Trợ cấp tuất một lần

Thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần nhận tiền trợ cấp được tính theo mức lương cơ sở (1,49 triệu đồng)

Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

G

Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1

Thanh toán trực tiếp

Chi tiết…

- Cơ sở tuyến huyện và tương đương, không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở

1,49 triệu đồng x 0,15 = 223.500 đồng

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở

1,49 triệu đồng x 0,5 = 745.000 đồng

- Cơ sở tuyến tỉnh và tương đương, không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng

- Cơ sở tuyến trung ương và tương đương, không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 2,5 = 3,725 triệu đồng

- Tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định (thẻ BHYT không có ảnh hoặc không có giấy tờ chứng minh nhân thân):

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 0,15 = 223.500 đồng

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 0,5 = 745.000 đồng

Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

H

Bảo hiểm thất nghiệp

1

Trợ cấp thất nghiệp

Xem thêm…

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở:

1,49 triệu đồng x 5 = 7,45 triệu đồng/tháng

Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

Trên đây là tất cả các khoản trợ cấp, tiền chế độ được tăng lên theo mức tăng của lương cơ sở từ ngày 01/7/2019.

Để cập nhật các chính sách mới nhất trong lĩnh vực bảo hiểm, mời Quý khách theo dõi tại đây.

>> Danh sách văn bản pháp luật hiện hành lĩnh vực Bảo hiểm

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?