Chính thức: Tăng mức hưởng lương hưu, BHXH 1 lần năm 2021

Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/12/2020 đã chính thức tăng mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Kéo theo đó, mức hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần cũng sẽ tăng.


Mức tăng hệ số điều chỉnh lương tháng đã đóng BHXH 2021

Theo hướng dẫn tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP về BHXH bắt buộc và Nghị định 134/2015/NĐ-CP về BHXH tự nguyện, mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập đã đóng BHXH (còn gọi là hệ số trượt giá) được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm.

Mức điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp sự mất giá của đồng tiền. Theo đó, số tiền người lao động đã đóng BHXH của những năm trước sẽ được nhân thêm với hệ số này khi tính lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.

Mặc dù đến ngày 15/2/2021, Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH thay thế Thông tư số 35/2019/TT-BLĐTBXH mới có hiệu lực nhưng những quy định của Thông tư 23 đã được áp dụng luôn từ ngày 01/01/2021. Theo đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm được áp dụng trong năm 2021 như sau:

- Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

(Tăng 0,16)

4,25

(Tăng 0,13)

4,02

(Tăng 0,13)

3,89

(Tăng 0,12)

3,61

(Tăng 0,11)

3,46

(Tăng 0,11)

3,52

(Tăng 0,11)

3,53

(Tăng 0,11)

3,40

(Tăng 0,11)

3,29

(Tăng 0,1)

3,06

(Tăng 0,1)

2,82

(Tăng 0,09)

2,62

(Tăng 0,08)

2,42

(Tăng 0,07)

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

(Tăng 0,06)

1,84

(Tăng 0,05)

1,69

(Tăng 0,15)

1,42

(Tăng 0,04)

1,30

(Tăng 0,04)

1,22

(Tăng 0,04)

1,18

(Tăng 0,04)

1,17

(Tăng 0,04)

1,14

(Tăng 0,04)

1,10

(Tăng 0,04)

1,06

(Tăng 0,03)

1,03

(Tăng 0,03)

1,00

1,00

- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Mức điều chỉnh

1,97

(Tăng 0,06)

1,84

(Tăng 0,05)

1,69

(Tăng 0,05)

1,42

(Tăng 0,04)

1,30

(Tăng 0,04)

1,22

(Tăng 0,04)

1,18

(Tăng 0,04)

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,17

(Tăng 0,04)

1,14

(Tăng 0,04)

1,10

(Tăng 0,04)

1,06

(Tăng 0,03)

1,03

(Tăng 0,03)

1,00

1,00

Từ hai bảng trên, có thể thấy, mức điều chỉnh lương tháng đã đóng BHXH của từng năm hầu hết đều tăng, mức tăng giao động từ 0,03 đến 0,16.


Chính thức: Tăng lương hưu năm 2021 (Ảnh minh họa)


Năm 2021, lương hưu, BHXH 1 lần, trợ cấp tuất 1 lần đều tăng

Như đã biết, mức hưởng lương hưu hàng tháng, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần đều được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể:

(Mbqtl là mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH)

Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Lương hưu

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mbqtl

Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Mức trợ cấp tuất một lần:

- Người đang hưởng lương hưu chết:

Mức hưởng

=

48 x Lương hưu

-

0,5

x

(Số tháng đã hưởng lương hưu - 2)

x

Lương hưu

- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:

Mức hưởng

=

1,5 x Mbqtl

x

Số năm đóng BHXH trước năm 2014

+

2 x Mbqtl

x

Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi

Trong đó, tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương/thu nhập đóng BHXH được tính dựa trên tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau khi được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng

Như vậy, với việc tăng mức điều chỉnh lương tháng đã đóng BHXH sẽ nâng tổng tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH của các năm cũng như mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động tăng theo.

Đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/01/2021, mức hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần mà người lao động được nhận sẽ tăng so với các năm trước.

Lưu ý: Tùy thuộc vào từng năm mà người lao động đã tham gia BHXH và tiền lương đóng BHXH mà mức tăng lương hưu, BHXH 1 lần, trợ cấp tuất 1 lần của mỗi người sẽ là khác nhau.

Để thấy rõ hơn về mức tăng, LuatVietnam xin đưa ra ví dụ về việc tăng mức hưởng lương hưu như sau:

Ví dụ: Bà A tham gia BHXH từ năm 1998, có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Tháng 7/2020, bà A về hưu theo quy định. Tính đến hết tháng 6/2020, bà A có 22 năm 06 tháng đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà A là 60% (xem thêm cách tỷ lệ lương hưu tại đây).

Dưới đây là diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH của bà A theo từng năm trước và sau khi điều chỉnh:

(Đơn vị: đồng)

Năm

Số tháng

Tiền lương tháng đóng BHXH (đồng)

Mức điều chỉnh năm 2020

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm (đồng)

Áp dụng năm 2020

Mức điều chỉnh năm 2021

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm (đồng)

Áp dụng năm 2021

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(2)x(3)x(4)

(6)

(7)=(2)x(3)x(6)

1998

12

1.800.000

3,50

75.600.000

3,61

77.976.000

1999

12

2.000.000

3,35

80.400.000

3,46

83.040.000

2000

12

2.300.000

3,41

94.116.000

3,52

97.152.000

2001

12

2.500.000

3,42

102.600.000

3,53

105.900.000

2002

12

2.700.000

3,29

106.596.000

3,40

110.160.000

2003

12

2.900.000

3,19

111.012.000

3,29

114.492.000

2004

12

3.000.000

2,96

106.560.000

3,06

110.160.000

2005

12

3.200.000

2,73

104.832.000

2,82

108.288.000

2006

12

3.400.000

2,54

103.632.000

2,62

106.896.000

2007

12

3.500.000

2,35

98.700.000

2,42

101.640.000

2008

12

3.800.000

1,91

87.096.000

1,97

89.832.000

2009

12

4.000.000

1,79

85.920.000

1,84

88.320.000

2010

12

4.300.000

1,64

84.624.000

1,69

87.204.000

2011

12

4.800.000

1,38

79.488.000

1,42

81.792.000

2012

12

5.500.000

1,26

83.160.000

1,30

85.800.000

2013

12

5.800.000

1,18

82.128.000

1,22

84.912.000

2014

12

6.300.000

1,14

86.184.000

1,18

89.208.000

2015

12

7.000.000

1,13

94.920.000

1,17

98.280.000

2016

12

7.500.000

1,1

99.000.000

1,14

102.600.000

2017

12

7.800.000

1,06

99.216.000

1,10

102.960.000

2018

12

8.300.000

1,03

102.588.000

1,06

105.576.000

2019

12

8.800.000

1,0

105.600.000

1,03

108.768.000

2020

06

9.200.000

1,0

55.200.000

1,00

55.200.000

Tổng

270

2.129.172.000

2.196.156.000

- Mức lương bình quân tháng đóng BHXH của bà A được tính:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh

Tổng số tháng đóng BHXH

Mbqtl

Năm 2020

Năm 2021

2.129.172 triệu đồng : 270 = 7.886 triệu đồng

2.196.156 triệu đồng : 270 = 8.134 triệu đồng

- Mức lương hưu hằng tháng của bà A được tính như sau:

Lương hưu

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mbqtl

Lương hưu hàng tháng

Năm 2020

Năm 2021

60% x 7.886 triệu đồng = 4.731 triệu đồng

60% x 8.134 triệu đồng = 4.88 triệu đồng

Như vậy, có thể thấy, trong năm 2021, mức hưởng lương hưu của bà A đã được tăng từ 4.731 triệu đồng/tháng lên 4.88 triệu đồng/tháng.

Trên đây thông tin về việc tăng mức hưởng lương hưu, BHXH 1 lần năm 2021. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ hưu trí: Toàn bộ quy định cần biết

>> Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và thủ tục nhận

>> Chế độ tử tuất: Đối tượng, điều kiện và mức hưởng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(22 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?