Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, có rất nhiều người di chuyển đến các tỉnh, thành phố không phải nơi đăng ký thường trú để sinh sống, làm việc tự do. Vì không không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo tổ chức hay được nhà nước hỗ trợ nên rất nhiều người quan tâm đến việc tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu?

1. Người tạm trú mua bảo hiểm y tế theo hình thức nào?

Trước khi tìm hiểu người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu, cần hiểu rõ về hình thức tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng này.

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

Nhóm 1: Nhóm do người lao động và sử dụng lao động đóng:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 03 tháng trở lên; người là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, viên chức, công chức,;

  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Nhóm 2: Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:

  • Người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

  • Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh cần chữa trị dài ngày…

Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng:

  • Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội, công an; quân nhân; học viên cơ yếu;

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng…

Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

  • Học sinh, sinh viên.

Nhóm 5: Nhóm tham gia theo hộ gia đình.

Đối với những người làm việc, học tập ở các tỉnh, thành phố khác nơi đăng ký thường trú, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế thì cần xác định mình thuộc nhóm đối tượng nào.

Nếu thuộc các nhóm 1, 2, 3, 4 thì họ sẽ tham gia bảo hiểm y tế tại nơi làm việc, học tập hoặc được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Riêng nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định gồm: Người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, trừ các đối tượng thuộc nhóm khác tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, trường hợp là lao động tự do, không thuộc một trong các nhóm tham gia bảo hiểm y tế tại nơi làm việc, học tập hoặc được Nhà nước cấp, những người này sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình tại nơi đăng ký tạm trú.

2. Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Điểm d khoản 3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định địa điểm mua bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

d) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

Như vậy, để mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, người mua cần đến cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương hoặc đại lý thu là Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hoặc Trạm y tế xã, Bưu điện văn hóa xã.

tam-tru-mua-bao-hiem-y-te-o-dau-1
Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Mua bảo hiểm y tế tại nơi tạm trú cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Theo Công văn số 3170/BHXH-BT, thành phần hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:

  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS);

  • Sổ tạm trú;

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có ảnh;

  • Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác trong gia đình đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

4. Người tạm trú mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế với nhóm hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng 70% người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng 60% người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng 50% người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng 40% người thứ nhất.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức đóng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

Người thứ 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

Trên đây là các thông tin về người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc? Mức thu năm học 2022 - 2023

Với mục đích chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân khi ốm đau, bệnh tật, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã được ra đời. Đối tượng học sinh có bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này không? Nếu có thì đóng mức phí bao nhiêu?