Tạm dừng đóng BHXH có được dùng thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh?

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trước sự tác động nặng nề của dịch Coivd-19, nhiều doanh nghiệp đã được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Vấn đề đặt ra, việc này có ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người lao động?

Hiểu đúng về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Cụ thể hơn, Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP liệt kê các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bao gồm:

- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Nếu thuộc một trong những trường hợp này, người sử dụng được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;

- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất);

- Đã đóng đủ BHXH đến hết tháng 01/2020 và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm có văn bản đề nghị so với thời điểm tháng 01/2020.

Xem chi tiết tại đây.

Tạm dừng đóng BHXH có được dùng thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh?

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Tạm dừng đóng BHXH có được dùng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh?

Điều 5, Điều 14 và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích từ tiền lương, quỹ lương của mình để đóng vào quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Và như đã đề cập, việc tạm dừng đóng BHXH thực chất là tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Để rõ hơn, Công văn số 860/BHXH-BT ngày 17/3/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nêu:

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hàng tháng, doanh nghiệp phải đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Căn cứ những quy định này có thể thấy, việc tạm dừng đóng BHXH không ảnh hưởng tới việc đóng BHYT của người lao động. Do vậy, việc hưởng bảo hiểm y tế cũng không bị ảnh hưởng. Người lao động vẫn có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh trong thời gian này.

Để biết chính xác mức hưởng bảo hiểm y tế, độc giả có thể xem thêm tại đây:

>> Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến

>> Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.