Theo điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, khi sinh con, người tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả các chi phí với mức hưởng như sau:
Trường hợp sử dụng thẻ BHYT khi sinh con đúng tuyến
Người tham gia BHYT sẽ được hưởng:
- 100% chi phí khi sinh con tại tuyến xã;
- 95% chi phí nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- 80% chi phí nếu thuộc các đối tượng khác.
Nếu thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì người tham gia được hưởng theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Sử dụng thẻ BHYT khi sinh con được hưởng quyền lợi gì? (Ảnh minh họa)
Trường hợp sử dụng thẻ BHYT khi sinh con trái tuyến
- 40% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến huyện;
- Hưởng theo mức hưởng đúng tuyến nếu là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo.
(Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)
Thủ tục thanh toán BHYT khi sinh
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp:
- Thẻ bảo hiểm y tế;
- Giấy chứng minh nhân thân/Thẻ căn cước công dân;
- Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án;
- Hóa đơn và các chứng từ có liên quan (đơn thuốc, hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thanh toán viện phí,…)
Trừ hóa đơn và các chứng từ, các giấy tờ còn lại đều là bản chụp và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
(Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)
Người tham gia BHYT hoặc thân nhân trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú.
Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận đủ hồ sơ, người tham gia được thanh toán các chi phí khi sinh con.
Các quyền lợi nêu trên được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. Ngoài ra, khi sinh, người mẹ sinh con còn được hưởng chế độ thai sản theo pháp luật BHXH qua các bài viết dưới đây:
>> Chế độ thai sản khi chỉ có chồng tham gia BHXH
Thùy Linh