Sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?

Sinh thường là phương pháp được WHO khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, đồng thời giảm rủi ro biến chứng do phẫu thuật. Vậy những người lao động lựa chọn sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?


1. Người mẹ sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh thường sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thai sản thuộc một trong 02 trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Trước khi sinh con từng nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.

Cần đảm bảo 02 điều kiện:

(1) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên.

(2) Có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

- Trường hợp 2: Trường hợp còn lại.

Muốn hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Trường hợp này áp dụng cho người lao động đang đi làm và những người lao động đã nghỉ việc mà đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm nêu trên.

Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, người mẹ sinh thường sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

(1) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con.

Mức hưởng/con = 2 x Mức lương cơ sở

(Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

(2) Tiền trợ cấp thai sản.

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ

x

6 tháng

(Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

(3) Tiền trợ cấp dưỡng sức sau thai sản.

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ sinh thường được nghỉ dưỡng sức với số ngày như sau:

- Sinh thường và sinh 01 con: Được nghỉ 05 ngày.

- Sinh thường và sinh đôi trở lên: Được nghỉ 10 ngày.

Mức hưởng/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Lao động nữ sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?
Lao động nữ sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Người chồng có vợ sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người chồng có vợ sinh thường được giải quyết hưởng chế độ thai sản nếu đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nhờ đó, lao động nam được hưởng các quyền lợi sau:

(1)  Trợ cấp thai sản.

Mức hưởng

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ do vợ sinh con

:

24

x

Số ngày nghỉ

Số ngày nghỉ được quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

- Vợ sinh thường 01 con: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc

- Vợ sinh thường mà sinh đôi: Chồng được nghỉ 10 ngày làm việc.

- Vợ sinh thường mà sinh ba trở lên: Chồng được nghỉ 13 ngày làm việc (sinh 3), 16 này làm việc (sinh 4),…

(2) Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con.

Chồng chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần nếu vợ không tham gia BHXH hoặc có tham gia nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Mức hưởng/con = 2 x Mức lương cơ sở

Lao động nam có vợ sinh thường được hưởng bảo hiểm thế nào?
Lao động nam có vợ sinh thường được hưởng bảo hiểm thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho trường hợp sinh thường

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai được thực hiện như sau:

3.1. Thủ tục hưởng chế độ với lao động nữ sinh thường

* Hồ sơ bao gồm:

- Trường hợp thông thường: Hồ sơ gồm bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh.

- Trường hợp mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Nộp hồ sơ gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh.
  • Một trong các giấy tờ sau: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (điều trị nội trú) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (điều trị ngoại trú) hoặc biên bản giám định y khoa.

* Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nơi làm việc hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú (nếu đã nghỉ việc).

* Thủ tục:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội

Người lao động trở lại doanh nghiệp làm việc thì nộp hồ sơ cho doanh nghiệp (thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc). Sau đó, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong 10 ngày.

Người lao động đã nghỉ việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Bước 2: Lao động nữ nhận tiền chế độ thai sản.

- Thời hạn giải quyết:

  • Tối đa 06 ngày làm việc: Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ từ doanh nghiệp.
  • Tối đa 03 ngày làm việc: Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ từ người lao động.

3.3. Thủ tục hưởng chế độ với lao động nam có vợ sinh thường

* Hồ sơ bao gồm: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

* Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nơi đang làm việc.

* Thủ tục:

Bước 1: Lao động nam nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Thời hạn nộp: Không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thời hạn nộp: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.

Bước 3: Lao động nam nhận tiền chế độ thai sản.

Thời hạn được giải quyết chế độ: 06 ngày làm việc.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Sinh thường được hưởng bảo hiểm như thế nào?” Nếu còn băn khoăn về chế độ này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?