2 quyền lợi của người bị dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tiếp tục chuỗi thông tin liên quan đến trợ cấp thất nghiệp, bài viết dưới đây sẽ đề cập tới các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và quyền lợi của người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

13 trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, có 13 trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đang hưởng. Cụ thể:

- Hết thời hạn hưởng theo quyết định

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng (khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013).

Do đó, khi hết thời gian hưởng tương ứng với thời gian đóng thì người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Có việc làm

Người lao động được xác định là có việc làm khi đã ký hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên, có quyết định tuyển dụng hoặc thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Ngày thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày người lao động nhập ngũ.

- Hưởng lương hưu hàng tháng

Ngày nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

- Sau 02 lần từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp giới thiệu mà không có lý do chính đáng

Lý do được xác định là không chính đáng khi việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ đã được đào tạo hoặc việc mà người lao động đã từng làm.

Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)


- 03 tháng liên tục không thông báo tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp về việc tìm kiếm việc làm, trừ trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn và bất khả kháng (khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm 2013).

- Ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh.

- Đi học từ đủ 12 tháng trở lên

Ngày đi học từ đủ 12 tháng trở lên là ngày nhập học ghi trong giấy báo nhập học (nếu học trong nước) hoặc là ngày xuất cảnh (nếu học ở nước ngoài).

- Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Ngày bị xử phạt vi phạm hành chính là ngày xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm…

- Chết

Ngày chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc

Ngày chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp được ghi trong quyết định.

- Bị tòa án tuyên bố mất tích

Ngày bị tòa án tuyên bố mất tích là ngày được xác định trong quyết định của tòa án.

- Bị tạm giam, phạt tù

Ngày bị tạm giam, phạt tù là ngày bắt đầu thực hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Quyền lợi của người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Quyền lợi của người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)

Quyền lợi của người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp dù ít dù nhiều vẫn là một khoản hỗ trợ cho những ngày không có việc làm, không có thu nhập của người lao động.

Chính vì vậy, để chia sẻ một phần gánh nặng cuộc sống, pháp luật hiện hành vẫn dành cho người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp 02 quyền lợi:

Thứ nhất, vẫn hưởng trợ cấp của tháng bị chấm dứt

Theo đó, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

Thứ hai, được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Riêng quyền lợi này chỉ áp dụng với người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp:

- Có việc làm

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

- Đi học từ đủ 12 tháng trở lên

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc

- Bị tòa án tuyên bố mất tích

- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Lúc này, thời gian bảo lưu được tính theo công thức:

Thời gian bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng

-

Thời gian đóng đã hưởng trợ cấp

Thời gian này sẽ làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.

>> Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?