2 quyền lợi mới về BHYT mọi người dân cần biết

Rất nhiều quy định của pháp luật đã được thay đổi nhằm phù hợp với thực tế giãn cách xã hội do Covid-19 ở các địa phương. Một trong số đó là những quy định về bảo hiểm y tế (BHYT). Thông tin chi tiết sẽ được LuatVietnam đề cập dưới đây.


1 - Không phân biệt nơi khám, chữa bệnh ban đầu

Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đây đã ban hành Công văn số 2259/BHXH-CSYT về khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Công văn này chính là yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần tạo điều kiện để người bệnh được khám, chữa bệnh tại nơi thuận tiện nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Tức là, người dân ở các địa phương này có thể khám, chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào, miễn là thuận tiện nhất và vẫn được hưởng quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT như các trường hợp đúng tuyến.

Hiện nay, cả nước có rất nhiều địa phương đang phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, bao gồm cả Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Quy định nêu trên được cho là phù hợp với thực tế các địa phương này, nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

quyen loi moi ve bhyt


2 - Mất thẻ BHYT được xin cấp lại ở bất cứ đâu

Đây là tinh thần của Quyết định 811/QĐ-BHXH vừa được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 16/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT…

Theo Quyết định này, BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin theo mẫu BHYT mới cho người tham tham gia BHXH ở huyện, tỉnh khác.

Trong khi đó trước đây, tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa từng đề cập đến quy định này.

Như vậy, có thể hiểu giờ đây, người tham gia BHYT bị mất thẻ, thẻ bị rách, hư hỏng có thể đến làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin trên thẻ) tại bất cứ BHXH huyện hay tỉnh nào.

Quy định này tạo thuận lợi cho người dân, nhất là trong trường hợp mua thẻ BHYT ở quê nhưng lại đi làm ăn xa, khi bị mất thẻ phải về quê để làm thủ tục đổi.

Trên đây là 2 quyền lợi mới về BHYT mọi người dân cần biết. Cần lưu ý thêm rằng, quyền lợi đầu tiên chỉ áp dụng trong thời gian đang có dịch Covid-19, tại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến BHYT, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Inforgraphic: 6 thay đổi mới về bảo hiểm y tế trong năm 2021

Đánh giá bài viết:
(14 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm này có xu hướng tăng. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid.