Những quyền lợi đặc biệt dành cho bệnh nhân ung thư

Đối với những người không may mắc bệnh ung thư, gánh nặng về chi phí điều trị là rất lớn. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định về quyền lợi dành cho người bị ung thư hết sức cụ thể. 


1/ Nghỉ ốm đau dài ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT, ung thư là một trong những bệnh cần điều trị dài ngày.

Do đó, nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà mắc bệnh ưng thư, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định tại Điều 26 và Điều 28 Luật BHXH năm 2014 như sau:

- Nghỉ tối đa 180 ngày:

Với mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được trợ cấp với mức sau:

Mức hưởng/ngày

=

100%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

- Sau nghỉ hết 180 ngày nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị: Người lao động tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

+ Về mức hưởng:

Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm:

Mức hưởng/ngày

=

50%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

Người lao động đóng BHXH đủ 15 - dưới 30 năm:

Mức hưởng/ngày

=

55%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

Người lao động đóng BHXH đủ 30 năm trở lên:

Mức hưởng/ngày

=

65%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

Lưu ý: Thời gian nghỉ ốm đâu dài ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ ốm đau mới nhất

quyen loi cho nguoi bi ung thu

Quyền lợi cho bệnh nhân ung thư có gì đặc biệt? (Ảnh minh họa)

2/ Được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh

Như đã biết, mỗi bệnh nhân nếu không may mắc ung thư sẽ phải tốn kém rất nhiều chi phí cho việc chữa trị. Để giảm bớt nỗi lo tài chính cho người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2012/QĐ-TTg trong đó ghi nhận việc hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư tại khoản 3 Điều 1 Quyết định này:

Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.

Theo đó, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ đối với phần chi phí sau:

- Không có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.

- Có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

Mức hỗ trợ này cụ thể của từng địa phương sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên khả năng cân đối ngân sách của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương. Do đó, với mỗi tỉnh khác nhau, mức hỗ trợ chi phí KCB cho bệnh nhân ung thư sẽ là khác nhau thể sẽ không giống nhau.

Ví dụ:

Bình Định: Căn cứ Quyết định số 62/2020/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ như sau:

- Không có thẻ BHYT:

+ Phần phải chi trả từ 01 - 05 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 20%.

+ Phần phải chi trả trên 05 - 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 30%.

+ Phần phải chi trả trên 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 40%.

(Tối đa không quá 40.000.000 đồng/năm/người)

- Có thẻ BHYT:

+ Phần đồng chi trả từ 100.000 - 05 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 40%.

+ Phần đồng chi trả từ trên 05 - 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 50%.

+ Phần đồng chi trả từ trên 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 60%.

(Tối đa không quá 40.000.000 đồng/năm/người)


3/ Có thể lấy ngay tiền BHXH 1 lần để chữa bệnh

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người lao động tham gia BHXH muốn lấy BHXH một lần với lý do bị ung thư phải thỏa mãn quy định sau:

Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Theo quy định này, người lao động mắc bệnh ung thư được hưởng BHXH một lần nếu đáp ứng thêm điều kiện là không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Nếu thuộc trường hợp này người lao động có thể làm hồ sơ hưởng BHXH một lần ngay để có một khoản tiền kha khá chữa bệnh.

Cũng cần lưu ý, người bệnh ung thư vẫn có thể tự phục vụ sinh hoạt hằng ngày sẽ không thể lấy luôn tiền BHXH 01 lần mà phải chờ 01 năm kể từ khi nghỉ việc hoặc 01 năm kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện mới được rút số tiền này.

Xem thêm: Cách tính tiền BHXH 1 lần mới nhất

Trên đây là thông tin về những quyền lợi đặc biệt dành cho bệnh nhân ung thư. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Có phải mọi trường hợp bị ung thư đều được lấy BHXH 1 lần?

>> Nhiều quyền lợi cho bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh

>> Nghỉ ốm dài ngày có phải đóng BHXH không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?