Bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi gì?

Ung thư được coi là loại bệnh nan y tiêu tốn rất nhiều chi phí điều trị trong thời gian dài. Trong trường hợp này, Bảo hiểm y tế (BHYT) chính là giải pháp tối ưu giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Dưới đây là một số quyền lợi dành cho bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh.


Mức hưởng BHYT cho bệnh nhân ung thư

Nếu đã tham gia BHYT, tất cả bệnh nhân (bao gồm cả người bị ung thư) khi đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo phạm vi và mức hưởng theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

* Khám chữa bệnh đúng tuyến

Bệnh nhân sẽ được thanh toán trong phạm vi BHYT chi trả với tỷ lệ:

- 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

- 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

Hiện nay, số lượng người bị ung thư trên cả nước đang có xu hướng tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Trong đó, phần lớn người bệnh thuộc nhóm được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư thuộc nhóm này có thể được hưởng quyền lợi cao hơn nếu tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Khi đó, người bệnh sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được BHYT thanh toán.

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục năm 2021

* Khám chữa bệnh trái tuyến

Trường hợp tự đi khám, điều trị ung thư không đúng tuyến, vượt tuyến, người bệnh chỉ được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với các tỷ lệ nhất định:

- Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

- Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

quyen loi cho benh nhan ung thu di kham chua benhNhiều quyền lợi cho bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh (Ảnh minh họa)


Được hỗ trợ một phần chi phí KCB từ ngân sách

Nhằm chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân ung thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, trong đó ghi nhận việc hỗ trợ một phần chi phí KCB cho bệnh nhân ung thư tại khoản 3 Điều 1 Quyết định này:

Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.

Theo đó, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ chi phí với phần chi phí phải trả từ 01 triệu đồng/đợt KCB. Trường hợp có thẻ BHYT được thanh toán được hỗ trợ với phần đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

Mức hỗ trợ này sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên khả năng cân đối ngân sách của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương. Qũy này được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương. Do đó, với mỗi tỉnh khác nhau, mức hỗ trợ chi phí KCB cho bệnh nhân ung thư có thể sẽ không giống nhau.

Ví dụ:

Cà Mau: Căn cứ Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ như sau:

- Không có thẻ BHYT: Tối đa 04 lần mức lương cơ sở /người/năm chi phí KCB

- Có thẻ BHYT: Tối đa 01 lần mức lương cơ sở /người/đợt điều trị (tối đa không quá 02 đợt/một năm) chi phí KCB.

Bình Định: Căn cứ Quyết định số 62/2020/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, bệnh nhân ung thư sẽ được hỗ trợ như sau:

- Không có thẻ BHYT:

+ Từ 01 - 05 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 20%.

+ Từ trên 05 - 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 30%.

+ Từ trên 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 40%.

(Tối đa không quá 40.000.000 đồng/năm/người)

- Có thẻ BHYT:

+ Từ 100.000 - 05 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 40% phần đồng chi trả

+ Từ trên 05 - 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 50% phần đồng chi trả.

+ Từ trên 10 triệu đồng: Quỹ hỗ trợ 60% phần đồng chi trả.

(Tối đa không quá 40.000.000 đồng/năm/người)

Như vậy, để biết được cụ thể mức hỗ trợ, bệnh nhân ung thư cần căn cứ theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi mình sinh sống.

Ngoài ra nếu bệnh nhân ung thư thuộc hộ nghèo còn được thêm nhiều ưu đãi khác như cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại,…

Xem thêm: Chính sách ưu đãi cho hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh

Trên đây là một số quyền lợi của bệnh nhân ung thư khi đi khám chữa bệnh. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Quyền lợi đặc biệt dành cho người bệnh ung thư

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Như đã biết, lao động nữ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc khi mag thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, không hiếm trường hợp bị mang thai ngoài tử cung. Vậy trường hợp này có được hưởng chế độ thai sản?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là căn cứ để người tham gia hưởng các quyền lợi về BHYT. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản và sử dụng không tránh khỏi có lúc không may làm mất thẻ. Vậy trường hợp mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?