Sắp có quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Dự thảo Luật Việc làm mới nhất đã có một số điều chỉnh liên quan đến hưởng trợ cấp thất nghiệp, như mức hưởng, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp…

Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là:
“tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”

Có thể hiểu, dù thuộc trường hợp người lao động Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đều không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.

Hiện nay, căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hiện nay đối với người lao động như sau:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức hưởng

Bằng 05 lần mức lương cơ sở

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng

Bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

Theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:

- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng.

- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng.

- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng.

- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng.

Mức hưởng tối đa cụ thể

11.700.000 đồng/tháng

Vùng 1: 24.800.000 đồng/tháng

Vùng 2 22.050.000 đồng/tháng

Vùng 3: 19.300.000 đồng/tháng

Vùng 4: 17.250.000 đồng/tháng

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 95 của dự thảo Luật Việc làm cũng quy định thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày thứ 11 tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định (Hiện hành: Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, theo khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm 2013)

 quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)

4 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 94 của dự thảo đã đề xuất người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương, trừ 01 trong 04 trường hợp sau:

(1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động; người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức;

(2) Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức;

(3) Người lao động hưởng lương hưu;

(4) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến 12 tháng.

Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm

thứ tư, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không thuộc các trường hợp như:

- Có việc làm và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;...

Trên đây là thông tin về việc sắp có quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.