Ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không?

Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu các cơn buồn nôn mỗi ngày và có 1% trong số đó cần đến sự trợ giúp y tế. Ốm nghén đã ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ bà bầu. Vậy lúc này họ có được hưởng bảo hiểm?

Biểu hiện của tình trạng ốm nghén

Theo y học, ốm nghén không phải là biểu hiệu tốt hay xấu của việc mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi mà ốm nghén là tổng hợp các biểu hiện khó chịu xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói.

Ngoài ra, một số người còn có cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào bất cứ điều gì ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...

Những biểu hiện này có thể đến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có mùi, vị thức ăn hay âm thanh, ánh sáng và nơi đông người.

Với những trường hợp ốm nghén nặng (mất nước, rối loạn điện giải nặng, sụt cân nghiêm trọng), các bác sĩ đều khuyên nên nhập viện để được can thiệp kịp thời, thậm chí, có thể đình chỉ thai để không ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ.

Có thể thấy, ốm nghén dù ít dù nhiều đều ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bà bầu. Chính vì vậy, việc đặt ra các chế độ bảo hiểm lúc này là cần thiết.

Ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không?

Ốm nghén có được hưởng bảo hiểm? (Ảnh minh họa)

Ốm nghén được hưởng bảo hiểm?

Trong giai đoạn ốm nghén, tùy từng trường hợp cụ thể, sản phụ có thể được hưởng các chế độ bảo hiểm khác nhau. Cụ thể:

* Chế độ thai sản

Nghỉ việc đi khám thai:

Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Nếu ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Nghỉ việc theo chế độ ốm đau:

Lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường do ốm nghén mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau với thời gian nghỉ là:

- 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ:

- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Xem thêm: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

Sau khi nghỉ hết thời gian nêu trên, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày.

Mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở (thời điểm hiện tại là 447.000 đồng/ngày).

* Chế độ bảo hiểm y tế

Trường hợp do ốm nghén nặng phải cần đến sự can thiệp của y tế thì lao động nữ vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh khác.

Lưu ý: Bảo hiểm y tế chỉ chi trả chi phí khám thai định kỳ mà không chi trả cho việc chẩn đoán, xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị.

Mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ tùy thuộc vào việc người lao động lựa chọn khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nào.

Xem chi tiết mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến tại đây.

Rõ ràng, pháp luật đã đặt ra khá nhiều chế độ và hỗ trợ một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sản phụ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.

>> Chế độ thai sản: Thông tin cần biết khi sinh con

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?