Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn, có sao không?

Ngoài các vấn đề về điều kiện hưởng chế độ thai sản, việc nộp hồ sơ không đúng thời hạn cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi của lao động nữ khi sinh con. Vậy nộp hồ sơ thai sản muộn có sao không?


Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:

* Trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi:

- Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn nộp: Không đặt ra thời hạn.

* Trường hợp vẫn làm việc cho người sử dụng lao động:

- Phía người lao động:

+ Chuẩn bị hồ sơ và nộp lại cho người sử dụng lao động.

+ Thời hạn nộp cho người sử dụng: 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

- Phía người sử dụng lao động:

+ Nhận giấy tờ từ người lao động và lập hồ sơ để gửi cho cơ quan BHXH.

+ Thời hạn nộp cho cơ quan BHXH: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.


Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn có ảnh hưởng gì không?

Như đã phân tích ở phần trước, có thể thấy, thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Còn trường hợp đã nghỉ việc trước khi sinh con thì không bị giới hạn thời gian nộp hồ sơ.

Dó đó, việc nộp hồ sơ muộn chỉ xảy ra đối với trường hợp người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà hồ sơ không được gửi đến cơ quan BHXH, quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 Luật BHXH 2014:

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, nếu chậm nộp hồ sơ thì tại Mẫu 01B-HSB, người sử dụng lao động phải giải trình lý do nộp hồ sơ muộn. Có như vậy, cơ quan BHXH mới xem xét giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động.

Trường hợp nộp muộn do lỗi của người sử dụng lao động mà gây thiệt hại cho người lao động thì phía người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, dù nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn nhưng nếu có văn bản giải trình, người lao động vẫn sẽ được giải quyết hưởng chế độ theo quy định.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn có sao không. Nếu gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ hưởng chế độ, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì?

>> Công thức tính tiền thai sản dành cho người lao động

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?