7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động ổn định cuộc sống khi nghỉ việc. Để hưởng trợ cấp, người lao động bắt buộc phải nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Vậy người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) phải đến đâu để nộp hồ sơ?


Địa chỉ các điểm nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại TP. HCM

Hiện nay, người lao động trên địa bàn TP. HCM có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một trong các địa điểm sau:

1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp 

Địa chỉ: Số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh.

Số điện thoại: 028.35147187 hoặc 0903708955 (Chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (Chị Huyền).

2. Cơ sở 2 - Củ Chi 

Địa chỉ: Số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi.

Số điện thoại: 028.37975424 hoặc 0938718045 (Anh Phi Hùng).

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 

Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.

Số điện thoại: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6 

Địa chỉ: Số 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.

Số điện thoại: 028.39600050 hoặc 0878648377 (Anh Ngọc Đức).

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức 

Địa chỉ: Số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.

Số điện thoại: 028.37431373 hoặc 0702183171 (Chị Huyền Trang).

6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12

Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.

Số điện thoại: 0918 102 322 (Anh Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).

7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình

Địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.

Số điện thoại: 028.38426154 hoặc 0919313236 (Anh Trung Đức).

Những thông tin này được công bố công khai tại Trang thông tin điện tử của Trung tập dịch vụ việc làm TP.HCM tại: http://www.vieclamhcm.net

Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP. HCM (Ảnh minh họa)


Được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng cách nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (xem chi tiết mẫu đơn tại đây);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ví dụ như:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc…

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mà mình muốn nhận theo một trong các phương thức sau:

1 - Nộp trực tiếp.

2 - Ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện nếu thuộc trường hợp:

  • Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lưu ý:

+ Khi nộp hồ sơ trực tiếp người lao động cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

+ Khi nộp hồ sơ qua bưu điện có thêm bản photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Xem thêm: Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Hiện tại toàn TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (đến hết ngày 15/8/2021) nên trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM đã tạm dừng tiếp nhận trực tiếp các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Thay vào đó, người dân có thể nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Tại thông báo khẩn của trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM tại website: http://www.vieclamhcm.net, việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Người lao động không thể nộp hồ sơ đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm thì có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm ngay khi hết thời gian giãn cách hoặc hết thời gian bị cách ly, phong tỏa.

- Trường hợp thật sự cần thiết hoặc hồ sơ sắp hết thời hạn 03 tháng: Người lao động liên hệ đường dây nóng các điểm tiếp nhận để được tư vấn hướng dẫn.

Trên đây là thông tin về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP.HCM. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

>> Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không?

>> Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?