Doanh nghiệp nợ bảo hiểm bao lâu thì bị thanh tra?

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm vẫn diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Điều này đòi hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cần tiến hành thanh tra để rà soát, xử phạt vi phạm. Vậy nợ bảo hiểm bao lâu thì bị thanh tra?


1. Nợ tiền bảo hiểm bao lâu thì doanh nghiệp bị thanh tra?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo tỷ lệ % nhất định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo BHXH.

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn đóng bảo hiểm được đặt ra đối với doanh nghiệp như sau:

- Trường hợp đóng hằng tháng: Hạn nộp tiền BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

- Trường hợp đóng 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần: Hạn nộp tiền BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng đã chọn.

Nếu nợ tiền đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ bị tính lãi chậm đóng và bị xử lý vi phạm về hành vi chậm đóng BHXH (theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014).

Với hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp có thể bị thanh tra chuyên ngành. Bởi theo Điều 5 và Điều 7 Nghị định 21/2016/NĐ-CP, BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh hoàn toàn có quyền thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Theo thông tin từ BHXH Việt Nam, các đơn vị sử dụng lao động nợ trên hai tháng, cơ quan BHXH đề nghị nộp đầy đủ số tiền còn phải đóng trước ngày đầu của tháng sau liền kề. Quá thời hạn này, cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng các loại bảo hierm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm trên 02 tháng rất có thể sẽ bị thanh tra. 


2. Bị thanh tra bảo hiểm, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Khi bị thanh tra do nợ tiền đóng bảo hiểm, để tránh bị xử phạt thêm các lỗi vi phạm khác, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động.

- Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, bản sao văn bằng chứng chỉ …).

- Danh sách trả lương.

- Bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người lao động, bảng chấm công.

- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Hồ sơ điều chỉnh của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình đóng các loại bảo hiểm.

- Các thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu bảo hiểm (nếu có ).

- Bản photo sổ BHXH của người lao động.

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty.

- Giấy nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.

- Các chứng từ chuyển tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.


3. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bị xử lý thế nào?

Như đã đề cập, doanh nghiệp chậm đóng tiền bảo hiểm từ 30 ngày trở lên sẽ bị xử lý vi phạm pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt theo điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm quá thời hạn quy định sẽ bị phạt 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.

Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt nặng hơn với mức từ 24% - 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Lúc này, ngoài việc phải đóng đủ số tiền BHXH chưa đóng, doanh nghiệp còn phải đóng thêm một khoản tiền lãi chậm đóng cho cơ quan BHXH.

Xem thêm: Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội mới nhất

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Nợ bảo hiểm bao lâu thì bị thanh tra?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Từ tháng 04/2022, LuatVietnam đã ra mắt trang Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp cập nhật chính sách mới, giải đáp thắc mắc về các quy định của pháp luật, hỗ trợ làm các thủ tục online... Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?