Người trên 60 tuổi có được đóng BHXH không?

Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ để người lao động được hưởng lương hưu. Nhờ số tiền này, người lao động sẽ có một khoản thu nhập ổn định để lo cho cuộc sống khi về già. Vậy người trên 60 tuổi có được đóng BHXH không?


Người trên 60 tuổi được coi là lao động cao tuổi?

Tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật này.

Cụ thể, khoản 2 Điều 169 BLLĐ năm 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, hiện nay, lao động nữ trên 60 tuổi được xác định là lao động cao tuổi, trong khi đó, lao động nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới được coi là lao động cao tuổi.

Xem thêm: Chi tiết tuổi nghỉ hưu của người lao động mới nhất


Trên 60 tuổi vẫn được đóng BHXH bắt buộc?

Như đã phân tích trên, năm 2021, lao động nam phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới đủ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, sử dụng lao động nam chưa đủ tuổi nghỉ hưu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc (căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014).

Nếu người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì tùy trường hợp có thể được người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc.

Trường hợp 1: Người lao động đang hưởng lương hưu

Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 BLLĐ năm 2019, người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.

Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ:

Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, khi sử người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.

Trường hợp 2: Người lao động chưa hưởng lương hưu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, người lao động quá tuổi lao động nhưng chưa hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng vẫn được người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc.

Người trên 60 tuổi có được đóng BHXH không?​ (Ảnh minh họa)


Người trên 60 tuổi được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó, người trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.

Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đã liệt kê 06 phương thức đóng BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:

1 - Đóng hàng tháng;

2 - Đóng 03 tháng/lần;

3 - Đóng 06 tháng/lần;

4 - Đóng 12 tháng/lần;

5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Với người trên 60 tuổi chưa tham gia BHXH bao giờ mà muốn đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu, LuatVietnam khuyên bạn nên tham gia BHXH tự nguyện ngay và liên tục theo một trong các phương thức: Hàng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần, 12 tháng/lần; 01 lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm 1 lần) cho đủ 10 năm. Sau đó đóng 01 lần cho 10 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu theo quy định.

Xem thêm: Mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc người trên 60 tuổi có được đóng BHXH hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Tham gia BHXH tự nguyện tính lương hưu như thế nào?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?