Người nước ngoài rút BHXH 1 lần được không?

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ giúp người lao động có cơ hội hưởng lương hưu khi về già nhưng nhiều người lao động lại chọn rút BHXH 1 lần sau khi nghỉ việc. Vậy người nước ngoài có được yêu cầu rút BHXH 1 lần không?


1. Lao động nước ngoài nghỉ việc có được lấy BHXH 1 lần?

Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn về BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài có quy định việc hưởng BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài tại Điều 9 Nghị định này. Tuy nhiên, nội dung này lại chưa được áp dụng ở thời điểm hiện tại bởi khoản 2 Điều 17 Nghị định này đã nêu rõ:

Điều 17. Hiệu lực thi hành

2. Các chế độ quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Theo đó, việc giải quyết hưởng BHXH 1 lần cho người nước ngoài chỉ được thực hiện từ năm 2022. Do vậy, hiện nay người lao động nước ngoài không thể yêu cầu hưởng BHXH 1 lần.

Với quy định này, nhiều người lao động nước ngoài sẽ đặt ra thắc mắc rằng tại sao công ty có đóng BHXH nhưng họ lại không được rút BHXH 1 lần mà phải chờ đến năm 2022?

Thực tế hiện nay người sử dụng lao động mới chỉ đóng BHXH cho người lao động nước ngoài vào quỹ ốm đau, thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chứ chưa đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trong khi đó, BHXH 1 lần lại là một trong những quyền lợi thuộc chế chế độ hưu trí và tử tuất.

Vì vậy, cho tới thời điểm hiện tại, người lao động nước ngoài chưa được giải quyết hưởng BHXH 1 lần.

Xem thêm: Cập nhật mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài 

nguoi nuoc ngoai co duoc rut bhxh 1 lan


2. Người nước ngoài cần điều kiện gì để rút BHXH 1 lần?

Theo khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài tham gia BHXH được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

- Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Có thể thấy, thay vì phải chờ 01 năm kể từ khi nghỉ việc như người lao động Việt Nam, người lao động nước ngoài chỉ cần chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ được giải quyết hưởng BHXH 1 lần khi có yêu cầu.

Thời điểm tính hưởng BHXH 1 lần của lao động nước ngoài là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

Trường hợp nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 1 lần thì thời gian đã đóng BHXH của người lao động nước ngoài sẽ được bảo lưu.


3. Tiền BHXH 1 lần của người nước ngoài được tính thế nào?

Khoản 7 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP đã hướng dẫn về mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo đó, tiền BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài được xác định theo công thức sau:

Tiền BHXH 1 lần

=

2

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

x

Số năm đóng BHXH

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương đóng BHXH:

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

=

Tổng mức tiền lương đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số điều chỉnh tiền lương

:

Tổng số tháng đóng BXHH

- Số năm đóng BHXH: Thời gian này được làm tròn như sau:

+ Có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng: Tính tròn ½ năm.

+ Có tháng lẻ từ 07 - 11 tháng: Tính tròn 01 năm.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc người nước ngoài có được rút BHXH 1 lần hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và thủ tục nhận

>> Hệ thống tính BHXH 1 lần online

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?