Người ngoại tỉnh mua bảo hiểm y tế theo cách nào?

Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người dân được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật. Với những lao động đến các thành phố, khu công nghiệp làm việc thì làm thế nào để họ có thể tham gia bảo hiểm y tế?

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:

  • Nhóm 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

  • Nhóm 2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày…

  • Nhóm 3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội, công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; học viên cơ yếu;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước…

  • Nhóm 4. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Học sinh, sinh viên.

  • Nhóm 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế theo cách nào? (Ảnh minh họa)

Cách mua bảo hiểm y tế cho người tạm trú

Như đã đề cập, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia thành 05 nhóm. Do đó, khi chuyển đến tỉnh, thành phố khác, người có nhu cầu tham gia BHYT cần xác định mình thuộc nhóm đối tượng nào.

Trường hợp thuộc đối tượng nhóm 1, 2, 3 hoặc 4 thì người tạm trú sẽ tham gia BHYT tại nơi làm việc, học tập hoặc được Nhà nước cấp thẻ BHYT.

Trường hợp không thuộc các nhóm nêu trên, người tạm trú sẽ phải tham gia BHYT theo nhóm 5 - nhóm hộ gia đình. Khi đó, thủ tục tham gia BHYT được thực hiện như sau:

1. Đăng ký tạm trú

Xem chi tiết thủ tục đăng ký tạm trú tại đây.

2. Chuẩn bị hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế

Theo Công văn số 3170/BHXH-BT, người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS);
  • Sổ tạm trú;
  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có ảnh;
  • Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong gia đình đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

3. Xác định trụ sở, đại lý thu bảo hiểm y tế

Hiện nay, người tham gia BHYT theo hộ gia đình có thể đăng ký mua tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

4. Đến đại lý thu/cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục mua BHYT

Người dân xuất trình các giấy tờ trong hồ sơ của mình và làm theo hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

5. Đóng tiền tham gia BHYT

Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020

6. Nhận thẻ bảo hiểm y tế

Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT.

Trên đây là hướng dẫn của LuatVietnam về cách mua bảo hiểm y tế cho người tạm trú. Có thể thấy, dù là bất cứ ai thì người dân đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia BHYT để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

>> Đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức hưởng thế nào?

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?