Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố là hai phương án về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

2 phương án về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Tại điểm b khoản 1 Điều 37 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ hai (02) phương án về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động đang làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Phương án 01: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác (xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động).

Phương án 02:  Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đặc biệt, dự thảo quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp khác mà không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, hướng dẫn khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Đối chiếu với quy định hiện hành, phương án 01 cho thấy đề xuất về mức lương đóng BHXH vẫn được giữ nguyên như hiện nay (các khoản được xác định trong hợp đồng lao động), nhưng phương án 02 đã có sự khác biệt khi nêu đây là các khoản theo quy định của pháp luật lao động.

Tức là, theo phương án này, tiền được tính đóng bao gồm cả khoản xác định được trước (nêu trong hợp đồng lao động) lẫn biến động trong quá trình làm việc của người lao động.

Như vậy, nếu phương án này được lựa chọn và áp dụng, mức lương đóng BHXH của người lao động sẽ tăng lên so với hiện nay.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng 2.000.000 đồng và cao nhất 36.000.000 đồng (mức này có thể sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế).


Mức lương hưu tăng do mức lương đóng BHXH tăng 

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên cách thức tính lương hưu như Luật Bảo hiểm xã hiện hành. Cụ thể, mức lương hưu được tính dựa vào mức lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu như phương án (02) nêu trên được lựa chọn và thông qua, đồng nghĩa với việc mức lương đóng BHXH của người lao động tại các doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn so với hiện nay, khiến cho mức lương hưu thực tế của người lao động sau này cũng sẽ tăng lên (theo đúng quy tắc “đóng nhiều hưởng nhiều").

Mặt khác, thời gian tiam gia bảo hiểm xã hội – tiêu chí còn lại để tính lương hưu của người lao động cũng được điều chỉnh theo dự thảo Luật này. Theo đó, luật đã rút ngắn thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

Hy vọng với bài viết trên, người lao động đã hiểu rõ về quy định mới liên quan đến mức tiền lương tháng đóng BHXH khiến người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội. Dự thảo này hiện đang được lấy ý kiến, dự kiến được thông qua vào giữa năm 2024.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dự thảo này, vui lòng gọi ngay cho LuatVietnam theo số: 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?