Người làm freelancer đóng bảo hiểm xã hội thế nào?

Người làm công việc tự do như freelancer đóng bảo hiểm xã hội như thế nào để sau này về già có lương hưu? Câu trả lời sẽ được chuyên gia của LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.


1. Freelancer đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức nào?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay Nhà nước đang tổ chức thực hiện hai hình thức bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã… (theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện thì áp dụng đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH có nguyện vọng đăng ký tham gia (theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trong khi đó, bản chất của công việc freelancer là nhận tiền để thực hiện hoàn thành các công việc, dự án cho khách hàng, chủ dự án theo một cách chủ động mà không chịu ràng buộc, giám sát, quản lý, điều hành của người thuê. Vì vậy, khi thuê freelancer làm việc, các bên sẽ không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng dịch vụ.

Do không ràng buộc quyền và nghĩa vụ bằng hợp đồng lao động nên freelancer không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vì vậy, nếu muốn đóng bảo hiểm xã hội, freelancer chỉ có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Để tham gia loại bảo hiểm này, các freelancer có thể đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện online hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, các đại lý thu nơi mình cư trú để đăng ký.

Freelancer đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Freelancer đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội của freelancer

Freelancer thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nên theo Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng hằng tháng được xác định như sau:

Mức đóng/tháng

=

22%

x

Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Freelancer được tự chọn mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng phải đảm bảo không vượt quá giới hạn:

  • Mức thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1,5 triệu đồng.
  • Mức cao nhất =  20 x Mức lương cơ sở.

- Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm tự nguyện như sau:

STT

Đối tượng

Số tiền hỗ trợ (đồng/tháng)

1

Hộ nghèo

99.000

2

Hộ cận nghèo

82.500

3

Khác

33.000

Theo công thức trên, hằng tháng, freelancer có thể chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong giới hạn sau đây:

Đối tượng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất

Đến hết 30/6/2023

Từ 01/7/2023

Hộ nghèo

231.000 đồng/tháng

6.457.000 đồng/tháng

7.821.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo

247.500 đồng/tháng

6.473.500 đồng/tháng

7.837.500 đồng/tháng

Khác

297.000 đồng/tháng

6.523.000 đồng/tháng

7.887.000 đồng/tháng

Mức đóng bảo hiểm tự nguyện của freelancer
Mức đóng bảo hiểm tự nguyện của freelancer (Ảnh minh họa)

3. Freelancer đóng bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi gì?

Với việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, freelancer được hưởng 02 quyền lợi bao gồm: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất (theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội).

- Chế độ hưu trí:

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội, freelancer đủ tuổi nghỉ hưu và tích lũy từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.

Nếu không có nhu cầu hưởng lương hưu, freelancer có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết 93/2015/QH13:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng,…
  • Sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.

- Chế độ tử tuất:

Người lao động là freelancer qua đời, người thân của người đó sẽ được nhận trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất (1 lần hoặc hằng tháng).

Trên đây là thông tin liên quan đến việc freelancer đóng bảo hiểm xã hội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn sớm nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Sau đây là cập nhật mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách ở cấp xã. Ngoài việc được hưởng phụ cấp, người hoạt động không chuyên trách làm việc ở cấp xã cũng được tham bảo hiểm xã hội như các cán bộ, công chức xã khác.

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương là một trong 02 phương án xác định tiền lương đóng bảo hiểm được nêu tại dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu phương án này được chọn, sắp tới, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng vọt.