Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?

Đảng viên nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí cho chi bộ nơi đang sinh hoạt không khi mà nhiều người đang phải phụ thuộc vào khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội để duy trì cuộc sống trong thời gian nghỉ sinh con? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


1. Lao động nữ nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì có thể bị chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên khỏi danh sách Đảng viên.

Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 của Bộ Chính trị cũng nêu cụ thể các đối tượng Đảng viên phải đóng đảng phí bao gồm:

1 - Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang.

2 - Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.

3 - Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.

4 - Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…).

5 - Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.

Khi nghỉ sinh con, mặc dù không đi làm để được hưởng tiền lương trực tiếp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhưng đảng viên có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lại được thanh toán tiền chế độ thai sản trong thời gian nghỉ.

Với việc được nhận trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội, lao động nữ nghỉ thai sản vẫn sẽ phải đóng đảng phí theo diện Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.

Đảng viên nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? (Ảnh minh họa)

2. Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản thế nào?

Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn phải đóng đảng phí. Tuy nhiên, theo Mục B Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010, mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản sẽ khác với thời gian đi làm trước đó.

Cụ thể:

Mức đóng đảng phí/tháng khi nghỉ thai sản = 0,5% x Mức tiền lương bảo hiểm xã hội

Ví dụ: Mức trợ cấp thai sản chị A nhận được hằng tháng = 06 triệu đồng/tháng thì tương ứng tháng đó chị A phải đóng đảng phí = 0,5% x 6 triệu đồng = 30.000 đồng/tháng.

Trong khi đó, nếu đang đi làm, Đảng viên sẽ phải đóng đảng phí với mức như sau:

Mức đóng đảng phí/tháng

=

1%

x

Tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí (cán bộ, công chức, viên chức) hoặc tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác (người lao động đi làm công ty

Có thể thấy, tỷ lệ đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ đóng khi đi làm ngày thường.

Mức đóng đảng phí khi nghỉ thai sản (Ảnh minh họa)

3. Đảng viên nghỉ thai sản thì đóng đảng phí cho ai?

Căn cứ Mục C.II của Chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010, Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, cụ thể nộp cho đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí.

Sau đó, chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định riêng.

Ở trong nước, các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được trích để lại từ 30% đến 50% và nộp 50% đến 70% lên cấp ủy cấp trên. Tổ chức đảng cơ sở ở cấp xã được trích để lại 90% và nộp 10% lên cấp ủy cấp trên.

Các tổ chức khác của Đảng được trích để lại 70% và nộp 30% lên cấp ủy cấp trên. Các cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích để lại 50% và nộp phần còn lại lên cấp ủy cấp trên.

Số tiền đảng phí được trích để lại ở cấp nào được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng ở chính cấp đó.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?