Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được? Đi làm sớm có được thêm tiền?

Một người nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được? Người lao động đi làm sớm có được hưởng thêm quyền lợi gì không? Tất cả sẽ được LuatVietnam giải đáp trong bài viết sau đây.


1. Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm lại được?

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu đi làm của người lao động mà đáp án cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được?” sẽ là khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp có nhu cầu đi làm sớm:

Người lao động phải nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng thì mới được đi làm trở lại (căn cứ khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019).

Lúc này, người lao động muốn đi làm sớm sau sinh phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý nhận trở lại làm việc bình thường, đồng thời phải có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Trường hợp thông thường:

Người lao động sau khi nghỉ hết thời gian thai sản phải trở lại công ty làm việc. Lao động nữ sinh con được nghỉ thai sản với tổng thời gian trước và sau khi sinh con là 06 tháng (nếu sinh 01 con), trường hợp sinh đôi trở lên thì được nghỉ thêm 01 tháng đối với mỗi con được sinh ra thêm (theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính vào thời hạn của hợp đồng nên sau khi nghỉ hết thời gian thai sản, người lao động cần tiếp tục trở lại làm việc cho người sử dụng lao động.

- Trường hợp muốn nghỉ thai sản dài hơn quy định:

Người lao động hết thời gian nghỉ thai sản có thể xin quay trở lại làm việc muộn hơn bằng việc thỏa thuận nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương với người sử dụng lao động (theo khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019).

Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được?
Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được? (Ảnh minh họa)

2. Sinh con 2 tháng đi làm lại được không?

Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động muốn đi làm sớm sau sinh phải đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động sinh con được nghỉ thai sản trước và sau sinh 06 tháng, trong đó, người này có thể xin nghỉ trước sinh tối đa 02 tháng.

Như vậy, nếu đã nghỉ trước sinh tối đa 02 tháng thì khi con đủ 02 tháng tuổi, người lao động có thể quay trở lại công ty làm việc.

Việc trở lại làm việc khi con mới được 02 tháng tuổi mặc dù được pháp luật cho phép nhưng nếu không vì yêu cầu công việc hoặc lý do kinh tế thì người lao động cũng không nên quay lại làm việc sớm mà nên dành thêm thời gian để chăm sóc con.

Con 02 tháng đi làm lại được chưa?
Con 02 tháng đi làm lại được chưa? (Ảnh minh họa)

3. Đi làm sớm sau khi sinh con được nhận quyền lợi gì?

Người lao động đi làm sớm sau thai sản sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:

(1) Tiền lương tương ứng với những ngày làm việc thực tế cho người sử dụng lao động.

Đây là quyền lợi dành cho bất kì ai đi làm, trong đó bao gồm cả người mẹ đi làm sớm sau thai sản (theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019).

(2) Tiền chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Căn cứ Điều 38 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền chế độ thai sản cho người mẹ đi làm sớm bao gồm: Trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp thai sản.

- Tiền trợ cấp 1 lần = 2 x Mức lương cơ sở x Số lượng con được sinh ra

- Tiền trợ cấp thai sản = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản x Số tháng tính hưởng chế độ

(3) Tiền lương trả thêm do đi làm đủ thời gian làm việc bình thường.

Theo khoản khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính vào thời gian làm việc và hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng.

Tuy nhiên nếu không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý làm việc tiếp thì người lao động sẽ được trả thêm tiền lương theo công việc mà người đó đã làm trong thời gian được nghỉ.

Trên đây là những nội  dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.