Nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại được không?

Người lao động nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại được không hay phải nghỉ hết thời gian thai sản? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc ngay sau đây.


1. Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con là bao lâu?

Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian 06 tháng (bao gồm cả thời gian nghỉ trước sinh và sau khi sinh con).

Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng tương ứng với mỗi con sinh thêm.

Tuy nhiên, để được tính hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm:

- Trường hợp mang thai và sinh con thông thường:

Chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp trong quá trình thai kỳ từng phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ:

Trường hợp này phải đảm bảo đáp ứng đủ 02 điều kiện:

  • Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người mẹ sinh con được nghỉ thai sản bao lâu?
Người mẹ sinh con được nghỉ thai sản bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại được không?

Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ muốn đi làm sớm sau sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã nghỉ việc hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng.

- Đã báo trước về việc đi làm sớm sau sinh và được người sử dụng lao động đồng ý nhận trở lại làm việc bình thường.

- Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo quy định trên, lao động nữ phải nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng mới được quay trở lại làm việc.

Do đó, trường hợp nghỉ thai sản 02 tháng chưa thể trở lại làm việc ngay được. Bản thân người sử dụng lao động cũng không nên đề nghị nhân viên đi làm sớm khi họ mới nghỉ thai sản chưa lâu để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Bản thân người lao động đã nghỉ thai sản 02 tháng và muốn đi làm trở lại thì phải nghỉ thêm ít nhất 02 tháng nữa. Sau 02 tháng đó, nếu sức khỏe đảm bảo và người sử dụng lao động đồng ý nhận trở lại làm việc thì người lao động có thể quay lại với công việc trước đây.

Nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại luôn có sao không?
Nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại luôn có sao không? (Ảnh minh họa)

3. Đi làm sớm sau thai sản có được nhận đủ tiền thai sản không?

Cũng theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động quay trở lại làm việc khi chưa nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo đó, ngoài tiền lương theo công việc được trả khi đi làm, người lao động còn được nhận 02 khoản trợ cấp thai sản bao gồm:

- Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x Mức lương cơ sở

- Trợ cấp thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng

Tuy nhiên, có một thiệt thòi cho người lao động đi làm sớm sau thai sảnkhông được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Bởi theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ dưỡng sức chỉ áp dụng đối với những người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà sức khỏe chứ hồi phục, cần được nghỉ thêm để điều dưỡng.

Với việc không được nghỉ chế độ dưỡng sức, người lao động sẽ mất đi một khoản tiền kha khá bởi mỗi ngày nghỉ dưỡng sức tương ứng với 30% lương cơ sở. Với số ngày nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày, người lao động có thể bị thiệt cả triệu bạc.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề nghỉ thai sản 2 tháng đi làm lại. Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ thai sản, bạn đọc hãy liên hệ ngay tổng đài tư vấn 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.