Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày? Được lĩnh bao nhiêu tiền?

Với những trường hợp ốm đau thông thường, người lao động sẽ được xem xét giải quyết chế độ ốm đau ngắn ngày. Vậy thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày tối đa là bao lâu? Người lao động được thanh toán tiền bảo hiểm thế nào?


1. Nghỉ ốm đau ngắn ngày là bao nhiêu ngày?

Theo Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động đang đóng BHXH, bị ốm đau (không phải tai nạn lao động, không tự hủy hoại bản thân, không do say rượu hay sử dụng ma túy) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.

Hiện nay Luật BHXH năm 2014 không ghi nhận chế độ nào là chế độ ốm đau ngắn ngày. Chế độ ốm đau ngắn ngày thực chất chỉ là cách gọi quen miệng của nhiều người dùng để nhắc đến chế độ ốm đau áp dụng cho các bệnh thông thường.

Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày tối đa của người lao động được xác định như sau:

- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:

+ Tối đa 30 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm - dưới 30 năm.

+ Tối đa 60 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:

+ Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ Tối đa 50 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm - dưới 30 năm.

+ Tối đa 70 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

Như vậy, tùy vào thời gian đóng BHXH và công việc đang đảm nhiệm mà người lao động sẽ được giải quyết chế độ ốm đau ngắn ngày từ 30 - 70 ngày/năm.

nghi om ngan ngay la bao nhieu ngay


2. Mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày tính thế nào?

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày của người lao động được xác định theo công thức sau:

Mức hưởng ốm đau ngắn ngày

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24 ngày

x

Số ngày nghỉ

Lưu ý: Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng BHXH nhưng sau đó bị gián đoạn mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu trở lại làm việc thì mức hưởng được tính dựa trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng đầu đó.

Ví dụ: Chị A đang đóng BHXH với mức lương là 7,5 triệu đồng/tháng. Chị A bị ốm đau được bác sĩ chỉ định nghỉ 20 ngày. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, chị A nhận được số tiền như sau:

Mức hưởng = 75% x 7,5 triệu : 24 ngày x 20 ngày = 4.687.500 đồng.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ ốm đau mới nhất


3. Làm thế nào để lĩnh tiền chế độ ốm đau ngắn ngày?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH, để lĩnh tiền chế độ ốm đau ngắn ngày, người lao động phải chủ động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp mà mình đang làm việc để họ hoàn thiện giấy tờ và gửi đến cơ quan BHXH.

Chi tiết các bước nhận tiền chế độ ốm đau ngắn ngày như sau:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:

- Bị ốm đau phải điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện.

- Bị ốm đau chỉ cần điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Thời hạn nộp: 45 ngày tính từ ngày người lao động quay lại làm việc sau thời gian điều trị ốm đau.

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm

Doanh nghiệp lập Mẫu số 01B-HSB rồi gửi mẫu này cùng các giấy tờ của người lao  động cho cơ quan BHXH.

Thời hạn nộp: Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động.

Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết tiền chế độ ốm đau ngắn ngày

- Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Hình thức nhận tiền chế độ ốm đau ngắn ngày:

+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp.

+ Nhận tiền chuyển khoản qua thẻ ATM của người lao động.

+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ ốm đau mới nhất

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi  tiết.

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.

Chỉ cách đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công

Chỉ cách đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công

Chỉ cách đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn Công văn 1399/LĐTBXH-VL, chính thức triển khai giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Chi tiết các bước thực hiện như sau.