Phân biệt nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH

Nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) là những chính sách của pháp luật nhằm giúp đỡ người lao động khi sức khỏe không tốt. Vậy giữa 02 chế độ này có gì khác nhau?


Nghỉ ốm hưởng BHXH

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH (chế độ ốm đau) được hiểu khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả.

Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội đảm bảo thu nhập cho người lao động, hỗ trợ một phần kinh phí để họ chữa trị và sớm quay lại làm việc.


Nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương là trường hợp người lao động thuộc diện nghỉ ốm và có ngày nghỉ trùng với nghỉ phép năm.

nghi om dau huong nguyen luong va nghi om huong bhxh
Phân biệt nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH (Ảnh minh họa)


Phân biệt 02 trường hợp

Nghỉ ốm hưởng BHXH

Nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Đối tượng áp dụng

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn...

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân… (đối tượng nghỉ ốm hưởng BHXH).

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Căn cứ: Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Điều kiện hưởng

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma túy…).

- Phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi ốm và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con thuộc một trong hai trường hợp trên.

Căn cứ: Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Thời gian nghỉ

Bản thân người lao động ốm đau

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 

Lưu ý: thời gian nghỉ trong 02 trường hợp trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Nghỉ khi con ốm đau

+ Tối đa 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi.

+ Tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Căn cứ: Điều 26, 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Để được nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương, thay vì xin nghỉ ốm, người lao động sẽ xin nghỉ phép năm.

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. 

Với người lao động đủ 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo quy định trên được tăng thêm tương ứng 01 ngày.  

Căn cứ: Khoản 1, 2 Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.

Mức hưởng

Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm dài ngày vẫn tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì mức hưởng sẽ được tính thấp hơn:

- Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: Mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Mức hưởng bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Đóng BHXH dưới 15 năm: Mức hưởng bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Căn cứ: Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội.

Vì người lao động nghỉ ốm hưởng nguyên lương trùng với ngày nghỉ phép năm nên sẽ hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Mức hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, bằng 100% lương.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH khác nhau cơ bản ở thời gian và mức hưởng khi nghỉ. Với nghỉ ốm hưởng nguyên lương sẽ tính theo thời gian và tiền nhận được như nghỉ phép năm. Còn với chế độ ốm đau sẽ căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những thông tin về chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH và nghỉ ốm hưởng nguyên lương. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Khi nào người lao động không được hưởng chế độ ốm đau?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?