Người lao động nghỉ không lương có được hưởng BHYT?

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ được đóng bảo hiểm y tế (BHYT) để hưởng các quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh. Vậy trường hợp nghỉ không lương, người lao động có được hưởng chế độ BHYT không?


Nghỉ không không có được hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh?

Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vì những lý do cá nhân không thuộc các trường hợp mà Bộ luật Lao động quy định thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương.

Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng bảo hiểm bắt buộc được khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nghỉ không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc/tháng.

Trường hợp này, người lao động vẫn được tính đóng bảo hiểm xã hội. Kéo theo đó, người này sẽ được đóng BHYT của tháng đó.

Như vậy, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám, chữa bệnh.

Trường hợp 2: Nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng.

Tại tháng người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng đó. Do vậy, người lao động trong trường hợp này sẽ không được đóng BHYT.

Kéo theo đó, thẻ BHYT đã được cấp sẽ không có giá trị sử dụng. Vì vậy, người lao động khi đi khám chữa bệnh sẽ không được hưởng chế độ BHYT.

Lưu ý: Trường hợp nghỉ không lương nhưng do nghỉ ốm đau, thai sản thì vẫn được hưởng quyền lợi về BHYT.

Xem thêm: 4 lưu ý khi người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên/tháng 

nghi khong luong co duoc huong bhyt


Nghỉ không lương có được tự mua BHYT hộ gia đình?

Do không được tính hưởng BHYT nếu nghỉ không lương trong thời gian dài nên nhiều người lao động tỏ ý muốn mua BHYT hộ gia đình để được hưởng quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Vậy điều này có thực hiện được không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Trường hợp nghỉ không lương mặc dù không tính đóng BHYT nhưng do người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động nên vẫn được coi là đang làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHYT tại doanh nghiệp.

Chính vì vậy, người lao động nghỉ không lương dài ngày sẽ rất thiệt thòi bởi không được doanh nghiệp đóng BHYT mà cũng không được tự mình đóng BHYT hộ gia đình để hưởng quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

Kéo theo đó, nếu đi khám chữa bệnh trong thời gian này, người lao động sẽ phải tự mình thanh toán mọi chi phí khám và điều trị.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho vấn đề nghỉ không lương có được hưởng BHYT. Nếu gặp vướng trong việc đóng và hưởng các quyền lợi về BHYT, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT đơn giản nhờ 3 cách sau

>> Thẻ bảo hiểm y tế: 12 thông tin cần biết khi sử dụng

>> Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong trường hợp nào?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?