Nghỉ dưỡng thai có được hưởng BHXH không?

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ được thanh toán quyền lợi khi nghỉ ốm đau, thai sản. Vậy nếu không thể đi làm vì lý do sức khỏe, người lao động nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH được không?


1. Khi nào lao động nữ được nghỉ dưỡng thai?

Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ được nghỉ dưỡng thai khi có chỉ định nghỉ của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thêm vào đó, Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để nghỉ dưỡng thai.

Thời gian nghỉ dưỡng thai theo diện tạm hoãn hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng ít nhất bằng thời gian được chỉ định nghỉ bởi cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền không có chỉ định cụ thể về thời gian tạm nghỉ thì người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận về thời gian nghỉ dưỡng thai mà không bị giới hạn số ngày tối thiểu và tối đa.

Khi nào được xin nghỉ để dưỡng thai?
Khi nào được xin nghỉ để dưỡng thai? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH không?

Với những trường hợp nghỉ dưỡng thai do công việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì người lao động sẽ thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động. Lúc này, người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Nghỉ dưỡng thai theo cách tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động cũng không được công ty đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi do cơ quan BHXH chi trả.

Tuy nhiên, nếu cần phải nghỉ dưỡng thai do các vấn đề bệnh lý cần phải được khám, điều trị thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thể tận dụng chế độ ốm đau.

Bởi Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau chỉ yêu cầu người lao động bị ốm đau (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Khi nghỉ dưỡng thai theo chế độ ốm đau, người lao động sẽ được thanh toán tiền BHXH theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng

=

75%

x

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

Số ngày nghỉ cụ thể do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định nhưng không vượt quá số ngày nghỉ tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội:

- Người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:

  • Tối đa 30 ngày làm việc: Nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • Tối đa 60 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

- Người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:

  • Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 50 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • Tối đa 70 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH được không?
Nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH được không? (Ảnh minh họa)

3. Người nghỉ dưỡng thai được ưu tiên gì không?

Trong quá trình mang thai, nếu phải nghỉ dưỡng thai, lao động nữ sẽ được ưu tiên hưởng các quyền lợi sau:

(1) Được xét hưởng chế độ thai sản với điều kiện đơn giản hơn.

Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ được xem xét hưởng chế độ thai sản với các điều kiện sau:

- Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

- Đã đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (trường hợp khác phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên).

(2) Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.

Nội dung này được ghi nhận tại điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

(3) Được quyền tạm hoãn hợp đồng lao động không công ty đồng ý.

Theo điểm d khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động, người lao động  mang thai nếu có xác nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn hợp đồng mà không cần công ty đồng ý nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH được không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?

Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền chế độ? Không có lương trong thời gian nghỉ thai sản nên chắc hẳn ai cũng mong ngóng tiền chế độ. Sau đây là hướng dẫn nhằm giúp người lao động chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để nhận tiền thai sản sớm nhất.