Bố, mẹ nghỉ việc chăm con ốm có bị trừ lương?

Chăm sóc con cái là thiên chức của những người làm cha, làm mẹ. Vậy trường hợp con bị ốm đau, bố mẹ phải xin nghỉ việc để chăm sóc, liệu có bị trừ lương?


Con ốm, người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 quy định, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế…

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, người lao động có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, đồng thời có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau.

Về thời gian nghỉ

Cũng theo Điều 27 Luật này, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong 01 năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần):

- 20 ngày làm việc: Con dưới 03 tuổi;

- 15 ngày làm việc: Con từ đủ 03 - dưới 07 tuổi.

Trường hợp cả bố và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn chưa khỏi thì người kia tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.

Về chế độ hưởng

Khi nghỉ chăm sóc con hưởng chế độ ốm đau, người lao động không nhận được lương từ người sử dụng lao động. Thay vào đó, cơ quan BHXH sẽ chi trả trợ cấp ốm đau cho người lao động với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật BHXH 2014).

Như vậy, người lao động nghỉ việc chăm sóc con tuy không được nhận tiền lương từ người sử dụng lao động nhưng bù lại sẽ được nhận một khoản trợ cấp bằng 75% tiền lương cho những ngày nghỉ. Lưu ý, chế độ này chỉ áp dụng với người lao động có con dưới 07 tuổi bị ốm đau.

nghi con om co bị tru luong

Bố, mẹ nghỉ con ốm có bị trừ lương không? (Ảnh minh họa)


Bố, mẹ nghỉ việc chăm con ốm được hưởng nguyên lương

Thay vì xin nghỉ hưởng chế độ BHXH khi con ốm, người lao động có thể xin nghỉ phép năm. Khi đó, người lao động vừa được nghỉ để chăm sóc con mà vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

Về thời gian nghỉ

Căn cứ Điều 113 Bộ Luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), người lao động đã làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương với thời gian:

- 12 ngày với công việc bình thường;

- 14 ngày với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Với những người làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Về chế độ hưởng

Người lao động nghỉ chăm con ốm trùng với thời gian nghỉ hằng năm sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động mà không bị trừ tỷ lệ lương như trường hợp nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Số tiền này sẽ do người sử dụng lao động trực tiếp chi trả.

Người lao động có thể xin nghỉ việc riêng để chăm con ốm

Nếu đã nghỉ hết phép năm mà con trên 07 tuổi bị ốm, người lao động có thể xin nghỉ việc riêng để chăm sóc con theo Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2019:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Với quy định này, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ làm không hưởng lương để chăm con. Thời gian nghỉ sẽ do các bên thỏa thuận với nhau. Khi đó, lương của người lao động sẽ bị trừ tương ứng với số ngày xin nghỉ để chăm con.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, nghỉ con ốm có bị trừ lương hay không là tùy thuộc vào căn cứ xin nghỉ mà người lao động lựa chọn. Nếu không muốn bị trừ lương, người lao động có thể xin nghỉ phép năm để chăm con. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ khi con ốm - Cập nhật những thông tin mới nhất
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Bất kì ai cũng mong muốn có nguồn thu nhập ổn định lúc về già, đặc biệt là người lao động tự do như người nội trợ, bán hàng online,... Để đạt được điều này, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để hưởng lương hưu. Vậy những người nội trợ, bán hàng online,… có thể mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Chế độ hưu trí luôn là chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Thực tế hiện nay có không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ sớm nên rất nhanh đã đóng đủ số năm tối thiếu. Vậy trường hợp đủ năm đóng BHXH mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động phải làm gì?