Nghỉ chế độ thai sản có cần báo trước?
Để bảo vệ thiên chức làm mẹ, pháp luật dành nhiều thời gian cho lao động nữ nghỉ chế độ thai sản. Tuy nhiên, khi nghỉ, người lao động có cần báo trước cho doanh nghiệp?
Thời gian nghỉ chế độ thai sản
Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành, cả lao động nam và lao động nữ khi có con đều được hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
* Đối với lao động nữ:
Tùy theo từng giai đoạn của thai nhi mà lao động nữ sẽ được nghỉ:
- Khi mang thai: tối đa 05 ngày đi khám thai (05 lần, mỗi lần 01 ngày).
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
- Khi thực hiện biện pháp tránh thai:
+ 07 ngày nếu đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày nếu thực hiện biện pháp triệt sản.
- Khi sinh con: tối đa 06 tháng.
Nghỉ thai sản có cần báo trước? (Ảnh minh họa)
* Đối với lao động nam:
Trong khoảng 30 ngày đầu, kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam được nghỉ chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc:
- 05 ngày nếu sinh thường;
- 07 ngày nếu sinh mổ, sinh dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày nếu sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày;
- 14 ngày nếu sinh đôi trở lên mà phải mổ.
Nghỉ thai sản có cần báo trước?
Hiện nay, các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định thời gian nghỉ chế độ nêu trên mà không có bất cứ quy định nào về thời hạn thông báo trước khi nghỉ.
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động mới nhất năm 2012 cũng chỉ nhắc đến thời gian báo trước cho người sử dụng lao động khi nghỉ việc chứ không đề cập đến khoảng thời gian cần báo trước trước khi nghỉ chế độ thai sản.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc người lao động phải báo trước khi nghỉ thai sản.
Tuy nhiên, với những khoảng thời gian nghỉ thai sản không ngắn, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp người thay thế, người lao động nên chủ động báo trước một thời gian để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị xáo trộn.
Để biết thêm các thông tin về chế độ thai sản hiện hành, bạn đọc có thể tìm hiểm tại đây.
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chế độ thai sản khi con mất: Điều kiện và mức hưởng (03/02/2021 19:00)
- Infographic: Sinh con năm 2021, được nhận những khoản tiền nào? (27/01/2021 11:00)
- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản? (14/01/2021 10:00)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động (04/12/2020 14:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh đôi (19/11/2020 14:00)
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (10/11/2020 19:30)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh mổ (05/11/2020 16:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 của người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- 3 chính sách mới về BHYT có hiệu lực từ tháng 3/2021 (26/02/2021 10:01)
- Bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ BHXH? (25/02/2021 10:00)
- Giám định bảo hiểm y tế là gì? Được thực hiện thế nào? (22/02/2021 19:00)
- Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 (18/02/2021 10:00)
- Giấy chuyển viện có thời hạn bao lâu? Khi nào thì được chuyển viện? (16/02/2021 09:00)
- Đi viện ngày Tết có được thanh toán BHYT? (09/02/2021 10:00)
- Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? (10/05/2019 08:30)
- Cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh 2020 (09/05/2019 08:30)
- Bảo hiểm y tế: Cập nhật mức đóng và mức hưởng mới nhất (06/05/2019 08:30)
- Video: Hướng dẫn cách tính và thủ tục rút tiền BHXH 1 lần (06/05/2019 07:00)
- Ngừng đóng BHXH trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản? (04/05/2019 16:00)