Nên nghỉ việc trước hay nghỉ thai sản trước?

Do không có người chăm sóc con nên không ít bà mẹ hiện nay quyết định sẽ nghỉ việc sau khi sinh con. Tuy nhiên, nên nghỉ việc trước hay nghỉ thai sản trước để có lợi hơn luôn là phân vân của nhiều người.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản, dù đang làm việc hay đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

Tuy nhiên, những lao động này phải đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH): phải đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì người lao động phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, dù thuộc trường hợp nào, miễn có đủ thời gian đóng BHXH theo quy định thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Xem thêm: Tiền thai sản năm 2019

nghỉ việc hay nghỉ thai sản trước có lợi hơn

Nghỉ việc để có thời gian chăm sóc con (Ảnh minh họa)

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc

Bằng việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian làm việc trước đó, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không có việc làm nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm 2013:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ việc đơn phương chấm dứt trái pháp luật hay đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng nếu làm việc có thời hạn/không có thời hạn hoặc trong thời gian 36 tháng nếu làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

- Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên; thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

Xem chi tiết mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây.

Với khoản trợ cấp này, người lao động sẽ được hỗ trợ, bù đắp một phần thu nhập trong thời gian không có việc làm và việc hưởng trợ cấp sẽ không phụ thuộc vào thời điểm hay lý do, hoàn cảnh phải nghỉ việc.

Nên nghỉ việc trước hay nghỉ thai sản trước?

Nên nghỉ việc trước hay nghỉ thai sản trước? (Ảnh minh họa)

Nghỉ việc hay nghỉ thai sản trước có lợi hơn?

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy, nếu đủ điều kiện theo quy định thì dù nghỉ việc trước hay nghỉ thai sản trước thì người lao động đều được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, nếu theo khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

Trong thời gian người lao động sinh con nghỉ hưởng chế độ thai sản, người lao động và doanh nghiệp không phải đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế.

Do đó, nếu người lao động muốn có thêm thời gian tham gia BHXH thì nên nghỉ việc sau thời gian nghỉ thai sản để có lợi hơn, bởi 06 tháng nghỉ chế độ thai sản vẫn được tính đóng BHXH, còn các chế độ quyền lợi khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời điểm nghỉ việc hay nghỉ thai sản.

>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.