Người lao động nghỉ hưu trước tuổi: Nên hay không?

Hiện nay, nhiều người lao động khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí vẫn băn khoăn không biết nên nghỉ hưu trước tuổi không? So với nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ hưu đúng tuổi thì lựa chọn phương án như thế nào cho phù hợp.


Nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2% mức hưởng lương hưu

Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực sẽ thay đổi một số điểm trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể tuổi nghỉ hưu năm 2021 của người lao động trong điều kiện lao động bình thường quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động là:

- Đối với lao động nam đủ 60 tuổi 03 tháng.

- Đối với lao động nữ đủ 55 tuổi 04 tháng.

Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Đồng thời tại khoản 3 Điều này cũng chỉ ra trường hợp người lao động được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định trên hay còn gọi là nghỉ hưu trước tuổi. Điều kiện để người lao động được về hưu sớm quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.

Trong đó, điều kiện hưởng lương khi về hưu sớm phải đáp ứng được thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi (theo Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Có 02 trường hợp như sau:

- Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động.

- Nghỉ hưu trước tuổi khi suy giảm khả năng lao động.

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng (chi tiết tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).

Tuy nhiên, đối với trường hợp nghỉ khi suy giảm khả năng lao động thì sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ giảm 2%. Như vậy, rõ ràng nghỉ hưu trước tuổi sẽ thiệt hơn so với trường hợp nghỉ hưu đủ tuổi vì mức hưởng lương hưu thấp hơn.

co nen nghi huu truoc tuoi khong

Người lao động có nên nghỉ hưu trước tuổi không? (Ảnh minh họa)


Nên về hưu sớm nếu sức khỏe người lao động không đảm bảo

Khi nghỉ hưu trước tuổi người lao động sẽ chịu thiệt về mức hưởng lương vì bị giảm 2% mỗi năm nghỉ. Dù vậy, trong một số trường hợp với những lao động sức khỏe đã quá yếu, không đảm bảo cho công việc hoặc bị suy giảm khả năng lao động vẫn nên cân nhắc nghỉ hưu trước tuổi nếu đủ điều kiện.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp người lao động về hưu sớm sẽ được hưởng mức lương tối đa nếu đóng đủ số năm bảo hiểm xã hội theo quy định:

- Người lao động đáp ứng điều kiện tuổi nghỉ hưu sớm theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 năm so người lao động trong điều kiện bình thường, có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
  • Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
  • Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đối tượng thuộc diện tinh giảm biên chế, hưởng chính sách về hưu trước tuổi (tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP).

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động mà tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ trên 06 tháng (theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Như vậy, tùy vào từng trường hợp của người lao động phù hợp theo quy định của pháp luật để lựa chọn có nên nghỉ hưu trước tuổi không. Bởi vì, với một số đối tượng bị suy giảm khả năng lao động, sức khỏe yếu nên về hưu sớm để đảm bảo sức khỏe.

>> Toàn bộ quy định về nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?