Trường hợp nào bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong số những chính sách mang đến nhiều lợi ích cho người lao động. Đóng BHYT giúp lao động chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám bệnh khi chẳng may ốm đau hay xảy ra vấn đề về sức khỏe ngoài ý muốn. Vậy, ai bắt buộc phải mua BHYT?

Đối tượng bắt buộc phải mua BHYT được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm những trường hợp dưới đây.

Nhóm do người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đóng

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

- Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.


Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

- NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

- NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ai bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế? (Ảnh minh họa)


Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.

- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước.

- Người có công với cách mạng.

- Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước…

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn…

- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng…


Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều.

- Học sinh, sinh viên.

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.


Nhóm do người sử dụng lao động đóng

- Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội.

- Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân.

- Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.


Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

- Người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

- Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội…

Ngoài ra, còn nhóm đối tượng là học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT theo quy định (theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP).

Trên đây là những đối tượng bắt buộc phải mua BHYT. Mỗi người nên tham gia BHYT để có thể tự bảo đảm cho sức khỏe chính mình.

Nếu còn thắc mắc về trường hợp nào bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mới: Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh từ 2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?