Mức lương đóng BHXH của người lao động được quy định thế nào?

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là điều người lao động cần quan tâm khi tham gia BHXH bắt buộc. Vậy, mức lương đóng BHXH của người lao động như thế nào?

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, các khoản bổ sung khác được quy định tại khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Vậy, các khoản thu nhập của người lao động tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Xác định mức lương tháng đóng BHXH cho người lao động (Ảnh minh họa)


Mức lương tháng đóng BHXH mới nhất

Căn cứ điểm 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quy trình thu BHXH ban hành kèm Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như dưới đây.

Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu

Mức tiền lương tháng để tính mức đóng BHXH bắt buộc như sau:

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Trong đó, lương tối thiểu vùng vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2024/NĐ-CP.

Như vậy, mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu cụ thể với từng vùng và từng đối tượng lao động là:

Đơn vị: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.960.000

5.307.200

5.572.560

5.678.704

Vùng II

4.410.000

4.718.700

4.954.635

5.301.459

Vùng III

3.860.000

4.130.200

4.336.710

4.640.279

Vùng IV

3.450.000

3.691.500

3.876.075

4.147.400

Mức lương tháng đóng BHXH tối đa

Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 2,34 = 46,8 triệu đồng/tháng.

Trên đây là những thông tin về mức lương đóng BHXH của người lao động. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006192  để được hỗ trợ.

>> 2 cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?