Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?

Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Khi đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp với mức như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó, thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào số tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp: Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đặc biệt, Điều 50 cũng quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. 

Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hiện nay như sau:

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở, tức là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.


Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động sẽ nhận là:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

22,1 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

19,6 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

17,15 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

15,35 triệu đồng/tháng

Xem thêm: Mỗi lần nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020 có gì mới? (Ảnh minh họa)

Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng tương ứng

Tương tự như mức hưởng tối đa, mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021 cũng có sự khác nhau giữa người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định.

Điều 58 Luật Việc làm 2013 nêu rõ:

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Do đó, những lao động này sẽ đóng tối đa 29,8 triệu đồng/tháng (20 x 1,49 triệu đồng/tháng).

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

88,4 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

78,4 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

68,6 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

61,4 triệu đồng/tháng


>> File excel tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?