2020 là năm cuối hạn chế mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến

Mức hưởng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất cứ ai tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là khi khám chữa bệnh trái tuyến bởi không phải bất cứ lúc nào người bệnh cũng có thể đến đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay được chia thành các mức khác nhau tương ứng với các tuyến khám, chữa bệnh. Cụ thể:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú.

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Điều đặc biệt tại quy định này đó là, sẽ thay đổi mức hưởng BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2021, từ 60% lên đến 100%.

Cụ thể hơn, người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (theo khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014).

Điều này đồng nghĩa với việc, năm 2020 sẽ là năm cuối cùng áp dụng mức hưởng bảo hiểm y tế điều trị nội trú trái tuyến tỉnh 60%. Từ năm 2021 trở về sau, dù điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì người bệnh cũng được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% chi phí.

Hết năm 2020, mức hưởng BHYT trái tuyến tỉnh sẽ thay đổi (Ảnh minh họa)

40% không phải là con số nhỏ, chính vì vậy, sự thay đổi này đem lại khá nhiều quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT đồng loạt tăng từ ngày 20/8/2019 vừa qua.

Có thể nói, đây là một trong những chính sách ưu việt của bảo hiểm y tế với mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội.

>> Từ 2020, không cần giấy tờ tùy thân khi khám chữa bệnh BHYT

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?