Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con phải cấp cứu

“Mẹ tròn, con vuông” theo cách sinh tự nhiên là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, có những trường hợp nếu không cấp cứu sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) trong trường hợp này thế nào?

Thế nào là sinh con phải cấp cứu?

Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, về trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

Như vậy, cho đến hiện tại, chưa có một điều luật nào quy định cụ thể về trường hợp cấp cứu mà việc này phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chuyên gia y tế, cấp cứu là những trường hợp mà bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sống của cơ thể cần được xử lý ngay lập tức.

Tương tự như vậy, kể cả với việc sinh đẻ, không phải sản phụ nào nhập viện cũng được xếp vào cấp cứu.

Một số trường hợp sinh cấp cứu thường gặp như:

- Các vấn đề từ thai nhi: Đầu em bé quá to, nhau thai rời khỏi tử cung quá sớm, em bé bị quấn dây rốn, mắc kẹt tay, chân hoặc các bộ phận khác…

- Các vấn đề từ người mẹ: Cơn đau đẻ chấm dứt giữa chừng, có dấu hiệu suy kiệt sức khỏe trong cơn chuyển dạ…

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con phải cấp cứu

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con phải cấp cứu (Ảnh minh họa)


Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con phải cấp cứu

Sinh con phải cấp cứu là trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả người mẹ và đứa bé. Do đó, sản phụ sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt của cơ sở khám, chữa bệnh, được theo dõi sát sao tình hình sức khỏe cho tới khi ổn định, mẹ và bé có thể xuất viện.

Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ, trường hợp này cũng được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

Như vậy, tùy từng đối tượng mà BHYT sẽ thanh toán từ 80% đến 100% chi phí cho sản phụ sinh con cấp cứu.

Xem chi tiết mức hưởng BHYT tại đây.

Thanh toán chi phí BHYT khi sinh con phải cấp cứu

Để được BHYT thanh toán chi phí, theo khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh.

Trường hợp chưa có ảnh thì phải có một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác; nếu trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ thì phải kèm theo giấy hẹn của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019

Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám, chữa bệnh đó hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Ngoài ra, nếu cấp cứu tại cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT thì khi ra viện, người bệnh nhận các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh để thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.

>> Bảo hiểm y tế 2019: Hướng dẫn mua và các quyền lợi

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?