Đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức hưởng thế nào?

Bảo hiểm y tế hộ gia đình đang chiếm một phần không nhỏ trong những hình thức tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Liệu quyền lợi của những đối tượng này có hơn so với những đối tượng khác hay không?

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, có thể xác định mức đóng BHYT hộ gia đình năm hiện nay như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức đóng

Người thứ 1

81.000 đồng/tháng

Người thứ 2

56.700 đồng/tháng

Người thứ 3

48.600 đồng/tháng

Người thứ 4

40.500 đồng/tháng

Người thứ 5 trở đi

32.400 đồng/tháng

Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức hưởng thế nào? (Ảnh minh họa)

Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, không có bất cứ sự phân biệt nào về mức hưởng bảo hiểm y tế giữa những người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và người tham gia BHYT tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

Theo đó, khi đi khám chữa, bệnh đúng tuyến, người dân sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.

Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến, người dân sẽ được chi trả:

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
  • 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước;
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Xem chi tiết mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến tại đây.

Trên đây là những thông tin quan trọng về mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay. Có thể thấy, dù tham gia bảo hiểm y tế với hình thức nào thì người dân cũng luôn được chăm lo sức khỏe đầy đủ.

>> Thủ tục mua bảo hiểm y tế hộ gia đình

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP chính thức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH). Một trong những nội dung được quan tâm nhất của chính sách tăng lương hưu trợ cấp BHXH từ 01/7/2023 là ai được tăng và mức tăng bao nhiêu?