Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên 2019

Học sinh, sinh viên là những đối tượng được Nhà nước hỗ trợ khi tham gia BHYT. Chính sách này được thực hiện với mục đích chăm sóc sức khỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước.

Bạn H.T (Hà Nam) gửi câu hỏi: “Cháu là học sinh lớp 11. Nhà cháu không được khá giả, bố mẹ đều làm nông. Hồi đầu năm mẹ cháu đi họp phụ huynh và về bảo phải đóng cho cô giáo một khoản tiền để tham gia bảo hiểm y tế. Cháu không biết mẹ phải đóng bao nhiêu mà mẹ cứ kêu nhiều ạ”.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên 2019 (Ảnh minh họa)

LuatVietnam trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên 2019 bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Đầu năm học, tại thời điểm mẹ cháu đi họp phụ huynh và đóng tiền BHYT cho cô giáo thì mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP).

Tuy nhiên, cháu được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng theo điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Cháu chỉ phải đóng 70% mức đóng và số tiền tham gia BHYT trong một tháng là: 70% x 4,5% x 1.390.000 = 43.785 đồng.

Là học sinh, cháu tham gia BHYT theo trường và đóng theo định kỳ 12 tháng. Do vậy, tổng số tiền tham gia BHYT trong năm học 2018 - 2019 mà mẹ cháu phải đóng đầu năm là: 43.785 x 12 = 525.420 đồng.

Số tiền này không quá nhiều để cháu được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Ngoài ra, cháu có thể cho mẹ xem thêm các bài viết dưới đây để thấy được giá trị của số tiền đã bỏ ra:

Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến 2019

Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019

Chúc cháu khỏe mạnh và học tốt.

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?