Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2025

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025 sẽ thay đổi quy định về mức đóng BHYT hộ gia đình từ thời điểm này. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2025

Khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định mức đóng đối với nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, bao gồm thành viên hộ gia đình thì mức tối đa bằng 6% mức tham chiếu.

Cụ thể, đối với thành viên hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình trong năm tài chính thì được giảm trừ mức đóng như sau:

- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức tham chiếu;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức tham chiếu đóng BHYT là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng của một số trường hợp tham gia bảo hiểm y tế, và mức tham chiếu là do Chính phủ quyết định.

Có nghĩa, thay vì căn cứ vào mức lương cơ sở để tính đóng bảo hiểm y tế như hiện nay thì từ 01/7/2025, Chính phủ sẽ căn cứ vào mức tham chiếu.

Về mức tham chiếu áp dụng khi Luật có hiệu lực, tại khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 quy định chuyển tiếp:

Mức tham chiếu quy định tại Luật Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 áp dụng theo mức lương cơ sở. Trường hợp chính sách tiền lương có thay đổi, Chính phủ quyết định mức tham chiếu cụ thể.

Theo Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, mức lương cơ sở vẫn ở mức 2,34 triệu đồng/tháng. Do vậy, mức tham chiếu áp dụng từ khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 cũng ở mức 2,34 triệu đồng.

Còn theo quy định hiện hành tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng căn cứ theo mức lương cơ sở (2,34 triệu đồng/tháng). Theo đó:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt có mức đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Do đó, mức đóng BHYT tối đa theo hộ gia đình từ 01/7/2025 thay đổi như sau:

Thứ tự thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình

Mức đóng BHYT hộ gia đình tối đa
(đồng/năm)

Trước 01/7/2025

Từ 01/7/2025

Trước 01/7/2025

Từ 01/7/2025

Người thứ nhất

4,5% mức lương cơ sở

Tối đa 6% mức tham chiếu

1.263.600

1.684.800

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

70% mức đóng của người thứ nhất

884.520

1.179.360

Người thứ ba

60%mức đóng của người thứ nhất

60%mức đóng của người thứ nhất

758.160

1.010.800

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

50% mức đóng của người thứ nhất

631.800

842.400

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

40% mức đóng của người thứ nhất

505.440

673.920

Như vậy, từ 01/7/2025, thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình (mức tham chiếu tay chomức lương cơ sở) và tăng mức đóng tối đa của từng thành viên trong hộ gia đình.

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2025
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2025 (Ảnh minh họa)

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ai?

Theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:

(1) Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gồm:

(1.1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

(1.2) Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

(1.3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

(1.4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

(1.5) Nhóm do người sử dụng lao động đóng

(2) Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng (1.1), (1.2), (1.3), (1.4), (1.5) và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại (1).

(3) Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng (1.1), (1.2), (1.3), (1.4), (1.5) nêu trên mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Trên đây là thông tin về mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2025

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?