Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức năm 2021

Bảo hiểm y tế có ý nghĩa quan trọng không riêng với bất cứ ai. Bên cạnh người lao động thì cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng chủ yếu của loại hình bảo hiểm này. Năm 2021, cán bộ, công chức phải đóng BHYT với mức bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.

Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của nhóm đối tượng này bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức năm 2020

Mức đóng BHYT của cán bộ công chức năm 2021 (Ảnh minh họa)

Do vậy, có thể xác định mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của cán bộ, công chức và viên chức trong năm 2020 như sau:

Mức đóng BHYT

=

1,5%

x

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Lưu ý:

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

- Nếu mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất là 20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng nên mức đóng BHYT cao nhất là 1,5% x 29,8 triệu đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.

Trên đây là những thông tin về mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức và viên chức 2021. Nếu còn băn khoăn, vướng mắc, bạn đọc có thể gọi: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2021


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay đang là vấn đề thắc mắc của không ít người lao động. Để quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ được thuận tiện và dễ dàng hơn, bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về gộp sổ BHXH.

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH) qua đường bưu điện như thế nào là vấn đề khá nhiều đơn vị, người sử dụng lao động và người lao động quan tâm. Để việc gửi hồ sơ BHXH qua đường bưu điện được thuận tiện và dễ dàng, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luatvietnam.