Mức đóng BHYT của người nước ngoài bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nước ngoài là vấn đề quan trọng với nhiều doanh nghiệp khi việc sử dụng lao động nước ngoài ngày càng phổ biến. Vậy người nước ngoài phải đóng với mức bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008:

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Do vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế áp dụng cho mọi đối tượng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.

Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc của người nước ngoài

Khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức… đều phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Trên cơ sở đó, theo Điều 18 Quyết định này:

Tổng mức đóng BHYT hàng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Có thể xác định mức đóng BHYT của người nước ngoài hiện nay như sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu 

Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 nêu rõ:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Vùng

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHYT của người nước ngoài

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

66.300 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

58.800 đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

51.450 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

46.050 đồng/tháng

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.729.400 đồng/tháng

70.941 đồng/tháng

Vùng II

4.194.400 đồng/tháng

62.916 đồng/tháng

Vùng III

3.670.100 đồng/tháng

55.051 đồng/tháng

Vùng IV

3.284.900 đồng/tháng

49.273 đồng/tháng

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.641.000 đồng/tháng

69.615 đồng/tháng

Vùng II

4.116.000 đồng/tháng

61.740 đồng/tháng

Vùng III

3.601.500 đồng/tháng

54.022 đồng/tháng

Vùng IV

3.223.500 đồng/tháng

48.352 đồng/tháng

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.729.400 đồng/tháng

70.941 đồng/tháng

Vùng II

4.194.400 đồng/tháng

62.916 đồng/tháng

Vùng III

3.670.100 đồng/tháng

55.051 đồng/tháng

Vùng IV

3.284.900 đồng/tháng

49.273 đồng/tháng


Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa 

Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở

Mức lương cơ sở

Mức  tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHYT của người nước ngoài

1.490.000 đồng/tháng

29.800.000 đồng/tháng

447.000 đồng/tháng

Mức đóng bảo hiểm y tế người nước ngoài năm 2020

Mức đóng BHYT của người nước ngoài (Ảnh minh họa)

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện của người nước ngoài

Người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT theo hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc, người nước ngoài phải có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình được xác định:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của người nước ngoài khi tham gia BHYT theo hộ gia đình như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức đóng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

Người thứ 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

Xem thêm: Đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, hưởng thế nào?

Trên đây là những thông tin về mức đóng BHYT người nước ngoài mới nhất. Có thể thấy, luôn có sự tôn trọng và bình đẳng giữa người Việt Nam và người nước ngoài khi tham gia BHYT. Đây là quyền lợi thiết thực của người lao động và cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng lao động là người nước ngoài.

>> Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có nên nhận tiền BHXH một lần?

Có nên nhận tiền BHXH một lần?

Có nên nhận tiền BHXH một lần?

Có nên nhận tiền BHXH một lần để giải quyết nhu cầu tài chính trước mắt hay đóng tiếp và đợi đủ tuổi để nhận lương hưu là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, việc nhận BHXH một lần khiến người lao động bị thiệt, vì những lý do dưới đây.

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay đang là vấn đề thắc mắc của không ít người lao động. Để quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ được thuận tiện và dễ dàng hơn, bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về gộp sổ BHXH.

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Cách gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội qua đường bưu điện

Gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH) qua đường bưu điện như thế nào là vấn đề khá nhiều đơn vị, người sử dụng lao động và người lao động quan tâm. Để việc gửi hồ sơ BHXH qua đường bưu điện được thuận tiện và dễ dàng, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luatvietnam.