Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Gồm những chế độ nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với bản thân.

1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện được quy định bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;

  • Người hoạt động không chuyên trách ở các thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố, khu phố;

  • Người lao động giúp việc trong gia đình;

  • Người tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng lương;

  • Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc tại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

  • Nông dân, lao động tự do;

  • Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian để hưởng lương hưu;

  • Người tham gia khác.

1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?

So với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội có ít quyền lợi hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại đối với người tham gia bảo hiểm vẫn rất to lớn. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

  • Hưu trí;

  • Tử tuất.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là 330.000 đồng/tháng chưa trừ tiền hỗ trợ mức đóng.

Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động tự lựa chọn để đóng vào bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Dựa vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, khả năng của ngân sách nhà nước để quy định đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời điểm thực hiện hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tham gia bảo hiểm được tính theo công thức sau:

Mức đóng hằng tháng

=

22%

x

Mức thu nhập người lao động chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

  • Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở;

  • Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn trong thời gian nhiều nhất là 10 năm:

Đối tượng

Tỷ lệ hỗ trợ

Hộ nghèo

30%

Hộ cận nghèo

25%

Khác

10%

Như đã trình bày ở phần trên, người lao động có thể chọn mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu và tối đa theo quy định.

Cụ thể, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, vào năm 2024 chuẩn nghèo đa chiều về tiêu chí thu nhập ở vùng nông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP là 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất hiện nay được quy định như sau:

Đơn vị: Đồng/tháng

Đối tượng

Mức đóng thấp nhất chưa hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ

(1.500.000 x 22% - Tỷ lệ hỗ trợ)

Mức đóng bảo hiểm thấp nhất

Hộ nghèo

330.000

99.000

231.000

Hộ cận nghèo

330.000

82.500

247.500

Khác

330.000

33.000

297.000

3. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Theo như quy định trên, để được hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đủ tuổi nghỉ hưu và đóng bảo hiểm từ đủ 20 năm trở lên.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề gì liên quan, bạn đọc hãy gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.