Hỏi đáp: Làm ở Hà Nội mức đóng Bảo hiểm xã hội như thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bao nhiêu luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều người lao động. Đặc biệt, ở những vùng khác nhau thì mức đóng khác nhau như thế nào?

Hỏi:

Tuần qua chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư của bạn đọc hỏi về mức đóng BHXH.

Bạn Mai Lan có gửi thư về cho BHXH điện tử eBH với nội dung như sau:

“Công ty em ở huyện Đông Anh, Hà Nội và em làm việc ở công ty đến nay được 2 năm. Tuy nhiên công ty trả lương net nhưng do sơ xuất nên em không hỏi về mức đóng BHXH mỗi tháng cụ thể của mình là bao nhiêu. Em thấy các đồng nghiệp bảo công ty đóng BHXH cho nhân viên ở mức cơ bản là mức BHXH tối thiểu. Em muốn hỏi mức đóng BHXH được tính như thế nào và hiện tại mức đóng bảo hiểm tối thiểu của công ty em là bao nhiêu?.”

Hỏi đáp: Làm ở Hà Nội mức đóng Bảo hiểm xã hội như thế nào?

Làm việc ở Hà Nội mức đóng BHXH như thế nào? (Ảnh minh họa)

eBH Trả lời:

Cảm ơn bạn Mai Lan đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Bảo hiểm xã hội điện tử eBH. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Về mức đóng BHXH được tính như thế nào?

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 và Luật bảo hiểm xã hội thì mức đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính dựa trên tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm của người lao động và mức tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ đóng: là tỷ lệ trích đóng vào quỹ bảo hiểm bắt buộc được điều chỉnh theo quy định của Pháp luật theo từng giai đoạn.

Hiện tại mức đóng của người lao động là 10,5% (Trong đó BHXH là 8%; quỹ BHTN là 1%; quỹ BHTN là 1,5%) đối với người lao động là người Việt Nam. Đối với người lao động nước ngoài đóng 1,5% vào quỹ BHYT.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH: là mức lương đóng BHXH người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, mức lương này không nhất thiết là mức lương net.

2. Về mức đóng BHXH tối thiểu?

Mức tiền lương tháng đóng BHXH buộc phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu của người lao động được quy định theo mức lương tối thiểu vùng như sau:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.

  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.

  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Công ty của bạn Mai Lan đang ở Đông Anh, Hà Nội => công ty thuộc vùng I nên đóng BHXH tối thiểu hiện tại là 4.420 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức đóng BHXH còn phụ thuộc vào công việc bạn đang làm và trình độ, vị trí làm việc của bạn.

Vì bạn không nói rõ vị trí làm việc và công việc của bạn nên chúng tôi không thể xác định chính xác mức lương đóng BHXH tối thiểu của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tự xác định mức lương đóng BHXH tối thiểu của bạn như sau:

- Nếu bạn làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

=> Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu của bạn ở thời điểm hiện tại là 4.729.400 đồng/tháng.

- Nếu bạn làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

=> Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu của bạn ở thời điểm hiện tại là 4.641.000 đồng/tháng.

- Nếu công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

=> Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu của bạn ở thời điểm hiện tại là 4.729.400 đồng/tháng.

Đa số các huyện tại Hà Nội có mức lương tối thiểu thuộc vùng I. Một số nhỏ các huyện còn lại sẽ thuộc vùng II gồm các huyện như: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Người lao động cần lưu ý để có thể tính toán mức đóng BHXH tối thiểu cho mình.

Một lần nữa cảm ơn bạn Mai Lan đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mọi thắc mắc về mức đóng BHXH người lao động có thể trực tiếp gọi về đường dây nóng 1900558873/1900558872 để được các chuyên viên của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hỗ trợ tốt nhất.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?