Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất là bao nhiêu?

Ngoài tiền đoàn phí, tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu có), hằng tháng người lao động còn bị trừ một phần tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất là bao nhiêu?


1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho cả người sử dụng lao động và người lao động có ký hợp đồng lao động với người sử dụng đó

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một phần tiền lương, quỹ lương để đóng tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội với tỷ lệ như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng 32%

Theo đó, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5%).

Hằng tháng, trước khi trả lương cho người lao động, doanh nghiệp sẽ trích ra một phân tiền lương để lại để đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền này sẽ được đóng cùng lúc với số tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ được chuyển vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay (Ảnh minh họa)

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên tỷ lệ đóng và mức tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ hướng dẫn tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm

=

Mức lương theo công việc/chức danh

+

Phụ cấp lương bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động

+

Khoản bổ sung xác định cụ thể, được trả thường xuyên trong kỳ trả lương

Trong đó, mức lương theo công việc, chức danh phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác do các bên thỏa thuận, có thể có hoặc không.

Do đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất là bằng lương tối thiểu. Cụ thể như sau:

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất (đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

Vùng II

4.160.000

Vùng III

3.640.000

Vùng IV

3.250.000

Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm bắt buộc thấp nhất của mỗi người lao động được xác định như sau:

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thuộc

Mức đóng tối thiểu

Tổng

(đồng/tháng)

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

(đồng/tháng)

Bảo hiểm thất nghiệp

(đồng/tháng)

Bảo hiểm y tế

(đồng/tháng)

Vùng I

374.400

46.800

70.200

491.400

Vùng II

332.800

41.600

62.400

436.800

Vùng III

291.200

36.400

54.600

382.200

Vùng IV

260.000

32.500

48.750

341.250

Theo đó, tùy từng vùng mà mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu sẽ là khác nhau. Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu dao động từ 260.000 đồng/tháng đến 374.400 đồng tháng (tùy vùng). Còn mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc thấp nhất sẽ dao động từ 341.250 đến 491.400 đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở mức thấp nhất có được không?

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là các khoản tiền mang tính chất cố định, được chi trả thường xuyên và đã được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động.

Để giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm, nhiều công ty mặc dù vẫn trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ đề nghị ghi nhận mức lương theo theo công việc/chức danh trong hợp đồng lao động ở mức thấp (chỉ vừa bằng lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn một chút), số tiền còn lại tính vào các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng bảo hiểm.

Việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở mức thấp nhất trong trường hợp này không trái quy định. Tuy nhiên người lao động sẽ bị thiệt thòi về sau khi chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ở mức thấp.

Do đó khi thỏa thuận về tiền lương, người lao động muốn hưởng quyền lợi cao thì nên thỏa thuận mức lương đóng bảo hiểm cao.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất là bao nhiêu?” Nếu còn vấn đề vướng mắc mức đóng bảo hiểm, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.

Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm: Tất tật quyền lợi được hưởng

Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm: Tất tật quyền lợi được hưởng

Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm: Tất tật quyền lợi được hưởng

Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm, người lao động có thể an tâm chờ lĩnh lương hưu khi về già. Tuy nhiên quyền lợi dành cho người lao động không chỉ có vậy. Sau đây là tất tật các quyền lợi dành cho người đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm.