Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc?

Hiện nay, việc sử dụng người giúp việc gia đình đang có xu hướng gia tăng. Đây cũng là một trong những đối tượng được pháp luật lao động bảo vệ. Trong khi doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động thì chủ nhà có phải đóng các khoản này cho người giúp việc không?


Mua BHYT cho người giúp việc có phải quy định bắt buộc?

Khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) đã quy định rất rõ một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng người giúp việc gia đình:

Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia BHXH, BHYT.

Theo đó, chủ nhà sẽ không phải trực tiếp đi mua BHYT cho người giúp việc tại cơ quan bảo hiểm nhưng phải trả tiền khoản tiền đóng BHYT để người giúp việc tự mình đi mua BHYT.

Quy định này được cụ thể hóa tại khoản 3 Điều 148 BLLĐ năm 2019 như sau:

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trong khi đó, tại Điều 18 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT hàng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc là 4,5% mức tiền lương tháng đóng BHXH: Người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

Như vậy, mỗi tháng, ngoài lương, chủ nhà còn phải trả thêm cho người giúp việc 3% tiền lương của tháng đó để họ tự tham gia BHYT.

Ví dụ: Ông A thuê bà B làm người giúp việc, trả lương 05 triệu đồng/tháng. Như vậy, số tiền ông A phải trả thêm cho bà B để đóng BHYT là: 3% x 05 triệu đồng = 150.000 đồng/tháng.

Vì BHYT do người giúp việc gia đình tự đóng nên mức đóng sẽ có sự khác biệt so với người tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể, người giúp việc sẽ tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình với mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở dành cho người thứ nhất, những người sau sẽ được giảm theo tỷ lệ.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021

mua bao hiem y te cho nguoi giup viec

Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc? (Ảnh minh họa)


Chủ nhà cũng phải trả tiền BHXH cho người giúp việc

Như đã dẫn chiếu ở trên, chủ nhà phải trả cho người giúp việc gia đình một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định.

Điều 5 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH ghi nhận người sử dụng lao động hàng tháng phải đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động theo mức sau:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo đó, hàng tháng, chủ nhà phải trả thêm cho người giúp việc số tiền tương đương với 17% mức tiền lương để họ chủ động tham gia BHXH. Như vậy, nếu tính cả số tiền đóng BHYT, chủ nhà sẽ phải trả thêm cho người giúp việc 20% lương.

Ví dụ: Ông C thuê bà X làm người giúp việc gia đình, trả lương 06 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, tổng khoản tiền mà ông C phải trả để bà X tự đóng BHXH, BHYT là: 20% x 06 triệu đồng = 1.200.000 đồng/tháng.

Căn cứ Điều 8 và Điều 9 Quyết định 595, người giúp việc gia đình có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu và chế độ tử tuất với mức đóng bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn:

- Mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng/tháng);

- Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay tương đương 29,8 triệu đồng/tháng).

Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ từ 10 - 30% của mức đóng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong 10 năm tùy đối tượng theo Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?


Không trả tiền BHXH, BHYT cho người giúp việc, chủ nhà bị phạt nặng

Trước Nghị định 28/2020/NĐ-CP, không có quy định nào về việc xử phạt khi chủ nhà không trả tiền đóng BHXH, BHYT cho người giúp việc. Do đó, quyền lợi của người lao động liên quan đến BHXH, BHYT vẫn chưa được đảm bảo.

Nghị định 28/2020 ban hành ngày 15/4/2020 đã khắc phục hạn chế này. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 29 Nghị định này quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

b) Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

Do đó, nếu chủ nhà không trả tiền BHXH, BHYT theo đúng quy định cho người giúp việc sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ nhà còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền bảo BHXH, BHYT cho người giúp việc gia đình (căn cứ điểm d khoản 3 Điều 29 Nghị định 28).

Trên đây là giải đáp về việc mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> 5 lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng thuê giúp việc

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Bất kì ai cũng mong muốn có nguồn thu nhập ổn định lúc về già, đặc biệt là người lao động tự do như người nội trợ, bán hàng online,... Để đạt được điều này, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để hưởng lương hưu. Vậy những người nội trợ, bán hàng online,… có thể mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Chế độ hưu trí luôn là chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Thực tế hiện nay có không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ sớm nên rất nhanh đã đóng đủ số năm tối thiếu. Vậy trường hợp đủ năm đóng BHXH mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động phải làm gì?