Mỗi lần nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Tiền ở đâu để người lao động trang trải cuộc sống khi thôi việc, mất việc làm? Chắc hẳn trợ cấp thất nghiệp sẽ thực sự hữu ích trong những trường hợp này. Tuy nhiên có phải lần nào nghỉ việc người lao động cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ 04 điều kiện:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật; đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên:

+ Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

+ Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

Như vậy, nếu mỗi lần nghỉ việc mà người lao động có đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đặc biệt lưu ý về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mỗi lần nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ căn cứ vào mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp. Cụ thể theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:

Mức hưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý, theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng: hưởng 03 tháng trợ cấp;

- Đóng đủ thêm 12 tháng: hưởng thêm 01 tháng trợ cấp;

- Tối đa không quá 12 tháng trợ cấp.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng, người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền hoặc trường hợp bất khả kháng.

Nếu không thực hiện đúng quy định, người lao động có thể sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

>> Bảo hiểm thất nghiệp 2019 - Những thông tin quan trọng

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?