Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế?

Chứng minh thư là giấy tờ tùy thân quan trọng, cần thiết trong hầu hết các thủ tục. Với trường hợp bị mất chứng minh thư thì giải quyết thế nào, đơn cử như việc khám bảo hiểm y tế?

Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế, người bệnh cần phải có đủ giấy tờ:

- Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh còn giá trị sử dụng;

- Trường hợp thẻ chưa có ảnh thì xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

- Trường hợp đang trong chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ thì xuất trình giấy hẹn và một loại giấy tờ chứng minh nhân thân.

Xem thêm…

Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế

Hướng dẫn khám bảo hiểm y tế khi mất chứng minh thư (Ảnh minh họa)


Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế?

Khi muốn khám, chữa bệnh BHYT thì người bệnh cần lưu ý, chỉ có 06 nội dung được BHYT chi trả, gồm: khám bệnh; chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

(Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014)

Với 06 nội dung này, người bệnh chỉ cần cung cấp đủ các giấy tờ nêu trên sẽ được hưởng BHYT.

Và có thể thấy, thủ tục khám, chữa bệnh BHYT khi thẻ BHYT không có ảnh không bắt buộc trường hợp nào giấy tờ chứng minh nhân thân cũng phải là chứng minh thư. Do đó, người bệnh mất chứng minh thư vẫn được khám BHYT.

Trong trường hợp mất chứng minh thư, người bệnh có thể thay thế bằng các loại giấy tờ khác theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015 NĐ-CP như hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Ngoài ra, các giấy tờ khác cũng được chấp nhận thay thế chứng minh thư như giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, giấy xác nhận của công an xã… Trường hợp không có những giấy tờ này thì có thể đến Ủy ban nhân dân xã/phường xin giấy xác nhận nhân thân có đóng dấu giáp lai.

Trên đây là hướng dẫn của LuatVietnam về việc khám BHYT khi mất chứng minh thư. Để tham khảo thêm các bài viết của LuatVietnam về bảo hiểm y tế, mời bạn đọc theo dõi tại đây.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?