Mang thai có cần báo cho người sử dụng lao động?

Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên khi mang thai, không ít lao động nữ gặp vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý. Liệu lúc này có cần báo cho người sử dụng lao động biết không?

Chị L.T (Hải Dương) gửi câu hỏi: “Em năm nay 24 tuổi, là công nhân của một xưởng in. Hiện nay, em đang mang thai đứa con đầu lòng, được 6 tuần tuổi. Vì bụng cũng chưa to nên không nhiều người trong xưởng biết em mang thai. Em có nghe nói phụ nữ mang thai được hưởng nhiều quyền lợi, vậy em có nên báo cho quản đốc ngay việc em đang mang thai hay không?

LuatVietnam trả lời như sau:

Pháp luật lao động hiện hành đã đặt ra nhiều quy định “ưu ái” lao động nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ. Ví dụ:

Lao động nữ mang thai có cần báo không?

Lao động nữ mang thai có cần báo không? (Ảnh minh họa)


- Trong thời gian mang thai, được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày, trong trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần đi khám, không bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);

- Được hưởng BHXH khi nghỉ việc đi khám thai (Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);

- Được quyền tạm hoãn và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 156 Bộ luật Lao động mới năm 2012);

- Được ưu tiên không bị xử lý kỷ luật lao động (điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động);

……

Có thể nói, pháp luật đã và đang làm tốt vai trò bảo vệ thiên chức làm mẹ cho lao động nữ, chính vì vậy, thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc mình đang mang thai là việc làm cần thiết và bạn nên lưu ý về thời điểm thông báo như sau:

- Về tính chất công việc: Bạn làm trong xưởng in, có thể hàng ngày tiếp xúc rất nhiều với mực in, phẩm màu,… nguy cơ gây hại cho thai nhi cao, vì vậy bạn nên nói chuyện với quản đốc sớm để có thể thay đổi vị trí nếu có thể;

- Về tình trạng sức khỏe: Nếu bạn bị nôn ói nhiều hay có dấu hiệu không tốt của thai nhi thì cũng nên báo sớm để nhận được sự “quan tâm” của quản đốc và những người xung quanh;

- Về việc xác nhận: Để được ghi nhận, khi thông báo, bạn nên có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Những thông tin nêu trên hi vọng sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây về chế độ thai sản như:

Năm 2019, thời gian nghỉ thai sản tối đa bao lâu?

Cách tính tuổi thai để hưởng chế độ thai sản

Tiền thai sản năm 2019 sẽ thay đổi thế nào?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?