Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Tra mã số này bằng cách nào?

Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đều được cấp một mã số riêng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy mã số bảo hiểm xã hội là gì? Tra cứu bằng cách nào?


1. Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mã số bảo hiểm xã hộisố định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.

Theo đó, mỗi người tham gia sẽ được cấp riêng một mã số BHXH là một dãy các số mà không trùng lặp với bất cứ ai.


2. Mã số bảo hiểm xã hội bao nhiêu số?

Mã số BHXH là một dãy ký tự gồm 10 chữ số được in trực tiếp trên sổ BHXH của người tham gia. Ví dụ: 0129722530.

Đây cũng chính là mã sổ BHXH của người lao động. Bởi Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH đã nêu rõ:

1. Về mẫu, mã sổ BHXH:

- Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

- Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH dành riêng cho mỗi người lao động.

ma so bao hiem xa hoi la gi


3. Mã số bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?

Mã số BHXH giúp xác định chính xác người lao động tham gia BHXH. Mã số BHXH chủ yếu được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Dù tra cứu online hay tra cứu bằng tin nhắn thì hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đều yêu cầu người lao động phải có thông tin về mã số BHXH thì mới cho phép tra cứu.

Hiện nay, người tham gia BHXH có thể tra cứu quá trình đóng của mình bằng cách cách sau:

Cách 1. Thông qua ứng dụng VssID.

Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn điện thoại.

Cách 3. Tra cứu nhờ Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội


4. Mã số bảo hiểm xã hội nằm ở đâu?

Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

4.1. Tại sổ BHXH:

Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ BHXH, mã số BHXH được in trên trang 1 của bìa sổ BHXH, xuất hiện ngay dưới tên của người lao động.

ma so bao hiem xa hoi la gi anh 4

4.2. Tại thẻ BHYT:

* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ được cấp trước ngày 01/4/2021:

Mã số BHXH là 10 số cuối ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.

ma so bao hiem xa hoi la gi anh 5

* Trường hợp được cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021:

10 ký tự thể hiện mã số thẻ BHYT cũng chính là mã số BHXH.

ma so bao hiem xa hoi la gi anh 6


5. Quên mã số bảo hiểm xã hội thì làm thế nào?

Mã số BHXH có đến 10 ký tự nên không phải ai cũng có thể nhớ mã số BHXH của mình. Nếu quên mã số BHXH, bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu mã số BHXH nhờ các cách sau:

Cách 1. Xem trên bìa sổ BHXH.

Cách 2. Xem trên thẻ BHYT.

Cách 3. Tra cứu online trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Truy cập link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Cách 4. Tra cứu tại ứng dụng VssID.

Bất kì ai cũng có thể tra cứu mã số BHXH của mình nhờ tài khoản VssID của người khác.

Xem chi tiết hướng dẫn tra cứu mã số BHXH tại đây.


6. Có 2 mã số bảo hiểm xã hội, phải làm sao?

Mặc dù theo quy định, mỗi người chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất và trên mỗi sổ BHXH cũng đều in dòng chữ:

Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên, do người lao động làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân để đăng ký tham gia BHXH nên đã xảy ra nhiều trường hợp một người có hai hoặc nhiều mã số BHXH.

Khi sở hữu đồng thời nhiều mã số BHXH, người lao động sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các quyền lợi về BHXH. Trường hợp này, người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.

- Nếu các sổ BHXH có thời gian đóng trùng nhau: Người lao động sẽ được hoàn trả tiền cho thời gian đóng trùng.

- Nếu các sổ BHXH không có thời gian đóng trùng nhau: Gộp quá trình đóng BHXH của các sổ, hủy sổ BHXH đã gộp.

Xem thêm: ng dn gp s BHXH khi có t 2 s tr lên

Trên đây giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Mã số bảo hiểm xã hội là gì?” và một số thông tin liên quan. Mọi thắc mắc liên quan đến mã sổ BHXH và các vấn đề khác về lĩnh vực bảo hiểm sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192. Bạn đọc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Bảo hiểm xã hội là gì? Cần biết gì khi tham gia?

>> Sổ bảo hiểm xã hội: 10 điều người lao động cần biết

>> Thủ tục điều chỉnh thông tin sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.